Hà Nội hạn chế Rác thải nhựa

18/05/2019
Xem cỡ chữ - + Đọc bài viết

Vi đặc tính bn vng, khó phân hy, nha và túi ni lông đang gây ô nhim môi trường nghiêm trng. Để bo v, gìn gi môi trường Thđô luôn xanh - sch - đẹp, rt cn nhng gii pháp c th, thiết thc nhm khc phc hiu qu vn đề này. Phóng viên Báo Hànimi đã có cuc trao đổi vi Phó Giám đốc S Tài nguyên và Môi trường Hà Ni Lê Tun Định v mc tiêu Hà Ni hướng ti môi trường không rác thi nha.

- Xin ông cho biết thực trạng rác thải nhựa trên địa bàn thành phố?

- Hiện, trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra; mỗi năm có 5.000 tỷ túi ni lông được tiêu thụ. Còn ở Việt Nam, theo thống kê, bình quân, mỗi gia đình sử dụng khoảng 1kg túi ni lông/tháng. Riêng thành phố Hà Nội, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và ni lông. Rác nhựa thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất; việc đốt rác thải nhựa theo cách thủ công còn thải ra chất độc dioxin, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người...
- Hà Ni đã có nhng hot động gì nhm hn chế rác thi nha, thưa ông?

- Thành phố Hà nội đô và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm chất thải nhựa. Trong đó, tháng 11-2018, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội đô có công văn đề nghị các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã phát động phong trào chống rác thải nhựa. Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo “Kế hoạch phòng chống rác thải nhựa và túi ni lông trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đồng thời, Hà Nội cũng thí điểm triển khai chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; xây dựng quy trình thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa, đặc biệt là tại những nơi kinh doanh giải khát...

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Quy tắc ứng xử giảm chất thải nhựa, trước hết, thực hiện tại Sở (dự kiến thực hiện thí điểm vào tháng 6-2019); sau đó, hướng dẫn các sở, ngành, quận, huyện, thị xã cùng thực hiện.

- Ông có th nêu rõ mt s khó khăn trong thc hin các chương trình trên?

- Khó khăn còn nhiều, như: Sản phẩm thay thế túi ni lông, đồ dùng nhựa (túi tự phân hủy, ống hút bằng tre, cỏ…) đang có giá cao hơn so với sản phẩm từ nhựa khiến người dân băn khoăn. Mặt khác, chất thải từ nhựa có thể tái chế hoàn toàn nếu được làm sạch và phân loại, tuy nhiên, khâu phân loại rác tại Hà Nội thực hiện chưa tốt...

- Vy hướng khc phc tiếp theo là gì, thưa ông?

- Tôi cho rằng, trước mắt, Hà Nội cần tập trung làm tốt quy trình thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, để làm tốt, cần có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng sự vào cuộc của tất cả các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là nhân dân...

Về lâu dài, cần tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân sử dụng các loại vật liệu khác thay thế đồ nhựa dùng 1 lần. Cụ thể, thành phố đang kết nối các do anh nghiệp sản xuất túi ni lông tự phân hủy thân thiện môi trường hoặc sản phẩm sinh thái dùng 1 lần với người tiêu dùng; xây dựng chính sách hỗ trợ, phổ biến rộng rãi các sản phẩm thân thiện với môi trường theo mức giá phù hợp với đa số người dân lao động...

Đặc biệt, dịp này, thành phố cũng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, chung tay giảm thiểu chất thải ni lông; vận động các do anh nghiệp, tổ chức trên địa bàn thành phố tham gia ký kết cùng giảm thiểu chất thải ni lông; tiếp tục triển khai, mở rộng các chương trình vì một Thủ đô không rác thải nhựa!

- Trân trng cm ơn ông!


Theo hanoimoi.com.vn 18/5/2019