Hà Nội: Xây dựng quy định về môi trường làng nghề

04/05/2019
Xem cỡ chữ - + Đọc bài viết

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội vừa gửi tờ trình số 1382/TTr-STNMT tới UBND thành phố về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó nêu rõ, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang là mối đe dọa lớn tới hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng dân cư, sự phát triển của chính các làng nghề và là một trong những thách thức lớn, rất khó kiểm soát, chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Vì thế, việc ban hành các quy định này sẽ là cơ sở để bảo vệ môi trường làng nghề được tốt hơn.
* Các làng nghề ít quan tâm đầu tư đến môi trường
Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, được phân chia thành 8 loại hình sản xuất chính, gồm: Chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; nhuộm; thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ, kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc; và một số loại hình khác. . Trong đó, có 305 làng nghề được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ. Các làng nghề này đã tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, làng nghề có do anh thu cao như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức), do anh thu đạt 2.085 tỷ đồng/năm; làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông) do anh thu 250 tỷ đồng/năm... Tuy nhiên, đa số các làng nghề ít quan tâm đầu tư đến cho xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Nhiều làng nghề phát sinh ô nhiễm ngày càng cao nhưng không có công trình xử lý chất thải phù hợp. Đối với nước thải, khoảng 35,6% hộ gia đình không xử lý, 60% còn lại chỉ có hệ thống xử lý thô sơ.
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàm lượng các chất ô nhiễm theo các chỉ số COD, BOD5 hay tổng số vi khuẩn coliform trong nước thải làng nghề đều vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần, cá biệt có nơi lên tới hàng nghìn lần. Ngoài ra, hầu hết các làng nghề đều có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí SO2 tại các làng nghề mây - tre - giang và chế biến nông sản, thực phẩm cao hơn nhiều lần. Đơn cử như, xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) phát sinh khoảng 4-5 tấn rác thải công nghiệp thông thường (chủ yếu là vải vụn). Theo quy định, hộ sản xuất phải ký hợp đồng thu gom rác thải công nghiệp riêng, không để lẫn vào rác thải sinh hoạt nhưng nhiều hộ tự xử lý bằng cách đốt, tạo lượng khói độc và tro bụi, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng diễn ra tại xã Tân Triều (Thanh Trì)…
* Cần hoàn thiện các văn bản luật
Để giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề, UBND thành phố Hà nội đô phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề Hà Nội đến 2020 và định hướng đến 2030”, giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá, phân loại làng nghề; quy hoạch lập danh mục các cụm công nghiệp có tính chất làng nghề nhằm tạo điều kiện cho các do anh nghiệp, hộ sản xuất trong làng nghề mở rộng mặt bằng sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. Về tài chính, thành phố triển khai chính sách vay vốn ưu đãi để thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn… Sở Công Thương Hà Nội cũng đưa ra kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn thành phố với khoản kinh phí 1.350 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thành phố cần 750 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm… Giai đoạn 2020-2030, cần 600 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề khác.
Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu; chưa có chính sách hỗ trợ tài chính để khuyến khích di dời các cơ sở đến nơi sản xuất tập trung, gây khó khăn trong xử lý đồng bộ ô nhiễm môi trường. Các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường thường đòi hỏi nguồn vốn lớn, khó bảo đảm tiến độ do phải cân đối nguồn lực, nhất là các chương trình, nhiệm vụ dự án sử dụng nguồn ngân sách… Để đạt hiệu quả trong thực hiện đề án của thành phố, trước mắt cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường
Hiện nay, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội đô ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động làng nghề. Tuy nhiên do các quy định còn phân tán trên nhiều văn bản của các cấp nên việc áp dụng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường của các sở, ban, ngành của thành phố, chính quyền địa phương và việc chấp hành các quy định của các cơ sở làng nghề còn có nhiều hạn chế. Vì vậy, việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố sẽ là cơ sở để bảo vệ môi trường làng nghề được tốt hơn.
Theo tờ trình, quy định này gồm có 3 Chương và 15 Điều. Trong đó có 6 điều quy định về bảo vệ môi trường làng nghề gồm: Điều kiện về tiêu chí môi trường trong việc xét, công nhận làng nghề; Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm; Biện pháp bảo vệ môi trường đối với làng nghề ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Hương ước, Quy ước bảo vệ môi trường làng nghề; Chính sách ưu đãi cho công tác bảo vệ môi trường đối với làng nghề được công nhận; Thông tin và báo cáo.
Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học công nghệ của Quốc hội, hiện nay, chỉ có 26,7% cơ sở làng nghề là có thu gom nước thải công nghiệp và có 20,9% số làng nghề là có thu gom chất thải rắn công nghiệp. Đây đang là một vấn đề lớn trong xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nhất là các làng nghề truyền thống. Theo thống kê, hiện cả nước có trên 5.400 làng nghề, trong đó trên 1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Có đến 60% làng nghề tập trung khu vực phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Ðịnh... Miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và miền Nam chiếm khoảng 16,6%, tập trung chủ yếu ở TP. Cần Thơ, tỉnh Ðồng Nai, Bình Dương. Hiện có đến 46% số làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng.
Theo monre.gov.vn 29/4/2019