Đánh giá về các kết quả nổi bật trong thực thi Luật tài nguyên nước

30/12/2021
Xem cỡ chữ - + Đọc bài viết

Sau gần 9 năm thi hành Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết được ban hành, công tác quản lý tài ngyên nước đã đạt được một số thành tựu nhất định trong thể chế, chính sách, trong quản lý khai thác, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống khắc phục tác hại do nước gây ra và đã taọ được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anh ninh quốc phòng và đã tạo được những quan hệ ngoại giao về nguồn nước và có thể đánh giá một số nội dung
chính đã đạt được.

 

Về hệ thống thể chế, chính sách tương đối đầy đủ, phát huy tính hiệu quả, hiệu lực ở cả trung ương và địa phương:

Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã tiếp tục thể chế hóa quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước, coi tài nguyên nước là tài sản, là nguồn lực chung của quốc gia và phải được quản lý thống nhất. Luật đã bổ sung nhiều biện pháp, chế tài để bảo vệ tài nguyên nước, gắn bảo vệ tài nguyên nước với khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra; bảo vệ tài nguyên nước gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ các dòng sông, định hướng áp dụng cơ chế thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước,… Đến nay, về cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước đã được hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Bên cạnh các quy định chung để quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước,... Luật đã quy định các yêu cầu cụ thể đối với từng mục đích khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ khâu quy hoạch, đầu tư xây dựng đến vận hành công trình, trong đó có công trình thủy lợi, thủy điện; những vấn đề về phân phối tài nguyên nước, chuyển nước trên các lưu vực sông,... đã thể hiện nguyên tắc công bằng, hợp lý giữa các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Quản lý, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước được tăng cường, đẩy mạnh trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật và thực thi ở cả trung ương và địa phương, trong đó đã và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc giám sát tự động, trực tuyến phục vụ ra quyết định và quản lý ở trung ương và địa phương

Hiện nay, đã có khoảng hơn 24 nghìn công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước đã được quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua biện pháp, công cụ cấp phép. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, bước đầu nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, cấp giấy phép về tài nguyên nước đã nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài nguyên nước ở các địa phương và ý thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, góp phần đưa công tác quản lý tài nguyên nước vào nề nếp.

Việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước cũng hết sức quan trọng, theo đó quy định các chủ hồ phải lắp đặt thiết bị, camera giám sát, truyền thông tin, dữ liệu hồ chứa như mực nước hồ, lưu lượng xả nước, lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu để cung cấp kịp thời thông tin, số liệu vận hành phục vụ công tác quản lý, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Việc lắp đặt thiết bị do chủ công trình khai thác sử dụng nước tự chịu trách nhiệm và kết nối về hệ thống của Bộ TNMT. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành kết nối với hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các địa phương trên cả nước. Đây là nền tảng quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số cũng như vận hành hế thống thông tin, cơ ở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

Điều hoà, phân bổ tài nguyên nước, yêu cầu về dòng chảy tối thiểu bảo đảm công bằng trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã từng bước được hoàn thiện và góp phần đáng kể trong công tác quản lý, giảm thiểu các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước

Việc điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, chuyển nước lưu vực sông đã được quy định cụ thể trong Luật Tài nguyên nước, Việc điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, chuyển nước lưu vực sông đã được quy định cụ thể trong Luật Tài nguyên nước,

Tình trạng hạn hán, thiếu nước thời gian qua thường xuyên xảy ra trên diện rộng, trải dài từ từ Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long và có diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn là không nhiều, chỉ từ 40-75% tùy từng hồ, đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 20%. Các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ cũng chỉ tích được 70-80%, nhiều hồ chỉ đạt 40-50%. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều cuộc họp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ hồ chứa để họp bàn, thống nhất các phương án điều chỉnh việc vận hành các hồ chứa theo từng giai đoạn cụ thể (cuối mùa lũ, đầu mùa cạn; đầu mùa cạn; trước các đợt xả nước gia tăng và từ nay đến các tháng cuối mùa cạn) theo hướng sử dụng nước tiết kiệm, giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu nước.

Việc thực hiện theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm điều hòa, phân bổ nguồn nước cũng như sử dụng tổng hợp nguồn nước và phòng chống tác hại do nước gây ra. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, gắn chế độ vận hành của công trình với các yêu cầu về phòng, chống lũ và điều tiết nước dưới hạ du các hồ để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường của các địa phương trên các lưu vực sông lớn, quan trọng.

Nhằm hài hòa lợi ích của các đối tượng sử dụng nước trên các lưu vực sông hiện nay và yêu cầu trong công tác quản lý, Bộ đã ban hành chính sách làm cơ sở phục vụ công tác xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối và hạ du các hồ chứa và quan trọng hơn đó là giảm thiểu những tác động do việc khai thác, sử dụng nước của các hồ chứa, nhất là không làm gián đoạn dòng chảy, không tạo ra những đoạn sông khô cạn và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động khai thác, sử dụng của người dân phía hạ lưu phụ thuộc vào nguồn nước trên các sông, suối có xây dựng hồ chứa. Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt (trong giấy phép) khoảng trên 555 công trình thủy điện, các hồ chứa khác phải vận hành bảo đảm dòng chảy tối thiểu phía hạ du. Bảo đảm hạn chế tối đa việc tạo ra những đoạn sông khô cạn (hàng nghìn km) và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động khai thác, sử dụng của người dân phía hạ lưu phụ thuộc vào nguồn nước trên các sông, suối có xây dựng hồ chứa. Đồng thời thay đổi nhận thức khá sâu, rộng của các cơ quản quản lý, địa phương và các chủ hồ trong việc bảo vệ nguồn nước và yêu cầu sử dụng nước ở hạ du.

Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa sau khi được xác định, công bố là một trong các căn cứ để xem xét trong quá trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ như: quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các sông, suối; xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; xây dựng kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông; cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và thẩm định, phê duyệt các dự án có liên quan trực tiếp đến việc duy trì, bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông, suối. Đối với hạ lưu các hồ chứa, việc có thông tư quy định dòng chảy tối thiểu trên sông và hạ du hồ chứa sẽ có đầy đủ căn cứ để kiểm soát việc bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, nhất là đối các hồ chứa, ngay từ khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Bảo vệ các nguồn nước quan trọng, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông và đảm bảo lưu thông dòng chảy, hành lang thoát lũ

Việc bảo vệ lưu thông dòng chảy, bảo vệ các nguồn nước đã phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương và các chủ hồ chứa thực hiện. Chính sách này đã góp phần phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống việc lấn chiếm đất ven nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước là cấp thiết nhằm bảo vệ, duy trì nguồn nước 15. Đến nay, đã có 38/63 tỉnh đã phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, 15/63 tỉnh đang lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Hầu hết các hồ thủy điện đang hoạt động (trên 1 triệu m3 ) đã và đang hoàn thành việc cắm mốc hàng lang.

Bộ Tài và Môi trường đã công bố Việt Nam có 735 sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa là các nguồn nước liên tỉnh, gồm: 697 sông, suối, kênh, rạch và 38 hồ chứa (không có ao, đầm, phá có nguồn nước liên tỉnh). Trong số 697 sông, suối, kênh, rạch là nguồn nước liên tỉnh; 173 sông, suối, kênh, rạch là nguồn nước liên quốc gia (không phân biệt chiều dài dòng chảy). Đồng thời, đến nay đã có 13/63 tỉnh đã ban hành Danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh.

Bộ Tài và Môi trường đã công bố Việt Nam có 735 sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa là các nguồn nước liên tỉnh, gồm: 697 sông, suối, kênh, rạch và 38 hồ chứa (không có ao, đầm, phá có nguồn nước liên tỉnh) 16. Trong số 697 sông, suối, kênh, rạch là nguồn nước liên tỉnh; 173 sông, suối, kênh, rạch là nguồn nước liên quốc gia (không phân biệt chiều dài dòng chảy). Đồng thời, đến nay đã có 13/63 tỉnh đã ban hành Danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh.

Ngoài ra, kể từ khi Luật Tài nguyên nước năm 2012 được ban hành, các công tác khác cũng được thực thi, phát huy hiệu lực, hiệu quả: về điều tra cơ bản, mặc dù với nguồn lực hạn chế, nhưng thông qua các chương trình dự án ở các cấp với quy mô khác nhau đã cung cấp thông tin, số liệu cơ bản phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước; về hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên nước được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả, khẳng định vai trò của Việt Nam,…

 

Cổng TTĐT