Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2017: “Đa dạng sinh học vÀ Du lịch bền vững”

18/05/2017
Xem cỡ chữ - + Đọc bài viết

Hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2017, với vai trò cơ quan đầu mối của Chính phủ quản lý về đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học năm 2017 và các sự kiện liên quan trong 02 ngày 18-19/5 tại tỉnh Quảng Ninh.
Với các tiềm năng về đa dạng sinh học và du lịch của tỉnh Quảng Ninh, cũng như sự kiện Vườn quốc gia Bái Tử Long được công nhận là “Vườn Di sản ASEAN”, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2017), Ngày Chim di cư Thế giới (10/5/2017), Lễ trao danh hiệu Vườn di sản ASEAN cho Vườn quốc gia Bái Tử Long; Hội thảo về Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững; Diễn đàn đối tác về đa dạng sinh học. Thời gian tổ chức các sự kiện trong 02 ngày 18 và 19/5/2017 tại tỉnh Quảng Ninh.
 
Đồng thời, nhằm hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền thực hiện quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức phát động các phong trào như bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; … và tổ chức các hoạt động khác hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học tùy điều kiện cụ thể.
 
Kỷ niệm Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học với chủ đề về “Đa dạng sinh học và du lịch bền vững” tạo cơ hội nâng cao nhận thức và hành động đối với những đóng góp quan trọng của du lịch bền vững cho sự phát triển kinh tế, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đối với cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách công và tư nhân nhằm huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan làm cho du lịch trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực. Hơn thế nữa, Chủ đề này cũng tạo cơ hội góp phần vào các sáng kiến đang triển khai như Chương trình Du lịch Bền vững trong khuôn khổ Chương trình 10 năm về Tiêu thụ và Sản xuất bền vững và thúc đẩy Hướng dẫn CBD về Đa dạng sinh học và Phát triển Du lịch. Ngoài ra, trong khuôn khổ Chương trình nghị sự toàn cầu 2030 về Phát triển Bền vững và các Mục tiêu phát triển bền vững, Năm quốc tế đa dạng sinh học nhằm hỗ trợ thay đổi về chính sách, hành vi kinh doanh và tiêu dùng đối với một ngành du lịch bền vững hơn có thể đóng góp cho các Mục tiêu phát triển bền vững.
Thông tin về Ngày quốc tế đa dạng sinh học tham khảo thêm tại địa chỉ http://www.cbd.int/idb/2017.
 

 

Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch bền vững

 

Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 70 đã quyết định năm 2017 là “Năm quốc tế về Du lịch bền vững để phát triển” (A/RES/70/193). Trên tinh thần đó, Công ước Đa dạng sinh học đã lựa chọn chủ đề “Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững” cho Ngày Quốc tế đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học, ở cấp độ loài và hệ sinh thái là nền tảng của du lịch. Việc nhận thức được tầm quan trọng to lớn của kinh tế du lịch của các khu vực có cảnh quan hấp dẫn và giàu đa dạng sinh học tạo cơ sở cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học trực tiếp ảnh hưởng tới ngành du lịch. Ngành du lịch được quản lý tốt có thể góp phần quan trọng nhằm giảm các nguy cơ hoặc duy trì/tăng cường, đối với các quần thể các loài hoang dã và các giá trị đa dạng sinh học thông qua do anh thu du lịch.

Du lịch có vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực trọng tâm của phát triển bền vững, cụ thể như sau:

 

Tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững

+ Tăng 4% số lượt khách du lịch quốc tế hàng năm trở lên kể từ năm 2009

+ Đóng góp 7% tổng xuất khẩu trên thế giới và 30% xuất khẩu dịch vụ thế giới

+ Đóng góp 1,5 nghìn tỷ USD xuất khẩu từ du lịch quốc tế vào năm 2015

+ Đóng góp 10% GDP thế giới

Sự hòa nhập xã hội, việc làm và giảm nghèo

+ Một trong mười một công việc phổ biến nhất toàn cầu

+ Ngành xuất khẩu lớn nhất ở nhiều nước đang phát triển

+ 57% khách du lịch quốc tế năm 2030 từ các nền kinh tế mới nổi

+ Số lao động nữ gần gấp đôi so với các ngành khác

Hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu

+ Cam kết giảm 5% lượng phát thải CO2 trên thế giới

+ Tăng tài trợ cho bảo tồn di sản, động vật hoang dã và môi trường

+ Có thể là một phương tiện để bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học

+ Phải quản lý bền vững 1,8 tỷ khách quốc tế dự kiến trong năm 2030

Các giá trị văn hóa, đa dạng và di sản

+ Phục hồi các hoạt động truyền thống và phong tục tập quán

+ Trao quyền cho cộng đồng và nuôi dưỡng niềm tự hào trong họ

+ Tăng cường sự đa dạng văn hoá

+ Nâng cao nhận thức về giá trị di sản

+ Hiểu biết lẫn nhau, hòa bình và an ninh

+ Xóa bỏ rào cản và xây dựng các liên kết giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương.

+ Tạo cơ hội cho những cuộc gặp gỡ văn hoá để xây dựng hòa bình

+ Một lĩnh vực linh hoạt có khả năng phục hồi nhanh từ các mối đe dọa an ninh

+ Một công cụ ngoại giao mềm

 

Du lịch liên quan tới phần lớn trong số 20 Mục tiêu Aichi về Đa dạng sinh học. Đối với một số Mục tiêu (như Mục tiêu 5,8,9,10 và 12) chủ yếu nhằm đảm bảo việc kiểm soát và quản lý tốt hơn nhằm giảm thiệt hại đối với đa dạng sinh học từ du lịch. Đối với một số Mục tiêu khác (như Mục tiêu 1, 11, 15, 18 và 20) lại thể hiện sự đóng góp tích cực của du lịch đến nhận thức về đa dạng sinh học, các khu bảo tồn, việc phục hồi môi trường sống, tham gia của cộng đồng và huy động nguồn lực. Một khía cạnh khác là sự lồng ghép giữa đa dạng sinh học và sự bền vững vào các chính sách phát triển và các mô hình kinh doanh bao gồm cả du lịch, qua đó hỗ trợ Mục tiêu Aichi về đa dạng sinh học số 2 và số 4.

 

 
Theo monre.goc.vn 15/5/2017