NHỮNG LOÀI xâm hại TRONG thông tư LIÊN TỊCH SỐ 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT CỦA BỘ Tài Nguyên và môi trường – BỘ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 26/9/2013 – C??? Lào - Chromolaena odo rata (L.) R.M.King & H.Rob

Email :
Hiện nay, ở Việt Nam các loài sinh vật ngoại lai, đặc biệt là các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã và đang đe dọa đến đa dạng sinh học nói chung và ở khu vực Hà Nội nói riêng. Sinh vật ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sinh vật ngoại lai xâm hại có mặt trong tất cả các nhóm phân loại chủ yếu, bao gồm các loài vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú,... Sự xâm lấn của sinh vật ngoại lai có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người.
Sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, như: theo con đường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhập theo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người. Nó có thể đi theo con đường tự nhiên như theo gió, dòng biển và bám theo các loài di cư, nhưng quan trọng hơn cả là do hoạt động của con người. Cùng với sự phát triển của giao thông vận tải và hoạt động thông thương, con người đã mang theo một cách vô tình hay hữu ý các loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác, thậm chí đến những vùng rất xa quê hương của chúng. Nhiều loài được du nhập một cách có chủ ý cho các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do không được kiểm tra và kiểm soát tốt đã bùng phát và gây ra nhiều tác hại nặng nề. Trong thời gian gần đây, sinh vật ngoại lai xâm hại xuất hiện ngày càng nhiều và đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, như: loài ốc Bươu vàng, Rùa tai đỏ, Tôm càng đỏ, cây Mai dương,... đã trở thành những loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người.
Với những lý do trên, Chi cục bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội phối hợp với Trung tâm Tài nguyên môi trường và Biến đổi khí hậu xây dựng: “Atlat các loài ngoại lai trên địa bàn Thành phố Hà Nội” nhằm thống kê, đánh giá hiện trạng, thành phần loài, tập tính sinh học, khu vực phân bố trên địa bàn thành phố để các  quận, huyện, xã , phường dễ dàng nhận biết để chủ động trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các loại sinh vật ngoại lai trên địa bàn.
 
15.CỎ LÀO - Chromolaena odo rata (L.) R.M.King & H.Rob.
Họ Cúc - Asteraceae Bercht. & J.Presl
Tên khác:Cây cỏLào, Cây phân xanh
Nguồn gốc:Vùng nhiệt đớiChâuMỹ.
 
Đặc điểm hình thái:
Cây bụi, hoặc cây thảo lâu năm, tạo thành các bụi rậm cao tới 1,5-2 m. Thân cỏ Lào có lông tơ, các cành già có màu nâu và hóa gỗ ở gốc cành, đầu cành, các chồi có màu xanh và mọng nước; rễ dạng chùm và không mọc sâu quá 20-30 cm. Lá đơn mọc đối; mỏng mềm, có lông nhung, hình tam giác đến hình trứng, đầu lá nhọn, mang 3 gân chính nổi bật, các răng cưa của mép lá thô, mỗi mép lá có khoảng 1-5 răng cưa, lá non có thể trơn không mang răng cưa; gốc lá tù, cuống lá mảnh dài 1- 1,5 cm, phiến lá thường dài 5-12 cm, rộng 3-6 cm.phiến lá bầu dục rộng đến bầu dục hẹp hoặc tam giác, đôi khi hình chữ nhật., có thể cao tới 6m khi bám vào cây khác.  Cụm hoa, mọc thành cụm dạng ngù với khoảng 20-60 cụm mỗi ngù. Tràng hoa có màu trắng hay xanh nhạt, tím; nhị hoa mọc dài vươn ra khỏi tràng hoa, số lượng tràng hoa lớn có thể che phủ cả bụi cây. Hạt nhỏ dài 3-5 mm, đường kính khoảng 1 mm.
Đặc điểm sinh học, sinh thái:
Sinh học:
Cỏ Lào có thể mọc được ở nhiều loại đất và thảm thực vật khác nhau trong rừng (nơi có lượng mưa trung bình năm 1 khoảng 500 mm), đồng cỏ hoặc nơi đất khô hơn (lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm). Ở những nơi điều kiện môi trường khô hạn, loài này bị giới hạn và chỉ mọc quanh bờ sông. Ở giai đoạn phát triển, loài cỏ Lào trở thành loài xâm hại nhưng không thích nghi ở những nơi băng giá và hạn hán. Để sinh trưởng tốt, cây con cần độ ẩm khoảng 60-70%, nhiệt độ khoảng 30oC. Khi bị che bóng, cỏ Lào không sinh sản và tạo hạt. Sự sinh trưởng của loài tỷ lệ thuận với độ mở tán và thường mọc nhiều ở bìa rừng. Tại vùng Đông Bắc Ấn Độ, cỏ Lào là loại thực vật xuất hiện trong giai đoạn đầu của diễn thế sinh thái.
Sinh thái:
Cỏ lào có thể tạo thành các bụi rậm, ngăn cản sự thiết lập quần thể của các loài khác do cạnh tranh hoặc tác động cảm nhiễm. Khi thời tiết khô, cỏ lào có thể trở thành vật liệu gây cháy. Cỏ lào có thể gây dị ứng da hoặc hen suyễn đối với những người mẫn cảm. Đây là loài cỏ dại chính ở những vùng đất trồng trọt như rừng cao su, cọ dầu, cà phê và nhiều loại cây khác. Cỏ lào cũng là loài cỏ dại và xuất hiện ở các khu bảo tồn, Vườn quốc gia và tác động làm thay đổi các quá trình phát triển tự nhiên của hệ sinh thái.
Loài này được liệt kê vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất trên thế giới.
Phương pháp phòng trừ:
Áp dụng biện pháp thủ công như cắt, cuốc và phơi khô và đốt; phun thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc ở những nơi không có những loài cây cần bảo vệ.
Phân bố:
Thế giới:Được đưa vào danh mục các loài ngoại lai xâm hại ở Nam Phi.
Việt Nam:Phân bố rộng khắp tại 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam. Mọc phổ biến khắp nước ta từ Bắc bộ tới Nam bộ; mọc trên các bãi ven rừng và trảng cỏ.
Hà Nội: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, thị xã Sơn Tây, Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.