Hiện nay, ở Việt Nam các loài sinh vật ngoại lai, đặc biệt là các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã và đang đe dọa đến đa dạng sinh học nói chung và ở khu vực Hà Nội nói riêng. Sinh vật ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sinh vật ngoại lai xâm hại có mặt trong tất cả các nhóm phân loại chủ yếu, bao gồm các loài vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú,... Sự xâm lấn của sinh vật ngoại lai có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người.
Sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, như: theo con đường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhập theo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người. Nó có thể đi theo con đường tự nhiên như theo gió, dòng biển và bám theo các loài di cư, nhưng quan trọng hơn cả là do hoạt động của con người. Cùng với sự phát triển của giao thông vận tải và hoạt động thông thương, con người đã mang theo một cách vô tình hay hữu ý các loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác, thậm chí đến những vùng rất xa quê hương của chúng. Nhiều loài được du nhập một cách có chủ ý cho các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do không được kiểm tra và kiểm soát tốt đã bùng phát và gây ra nhiều tác hại nặng nề. Trong thời gian gần đây, sinh vật ngoại lai xâm hại xuất hiện ngày càng nhiều và đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, như: loài ốc Bươu vàng, Rùa tai đỏ, Tôm càng đỏ, cây Mai dương,... đã trở thành những loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người.
Với những lý do trên, Chi cục bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội phối hợp với Trung tâm Tài nguyên môi trường và Biến đổi khí hậu xây dựng: “Atlat các loài ngoại lai trên địa bàn Thành phố Hà Nội” nhằm thống kê, đánh giá hiện trạng, thành phần loài, tập tính sinh học, khu vực phân bố trên địa bàn thành phố để các quận, huyện, xã , phường dễ dàng nhận biết để chủ động trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các loại sinh vật ngoại lai trên địa bàn.
9.CÁ RÔ PHI ĐEN - Oreochromis mossambicus (Peters, 1852)
Tên khác: Cá rô phi
Nguồn gốc:Châu Phi
Đặc điểm hình thái:
Thân dẹp bên, mõm tròn mắt nhỏ. Chiều dài kể cả đuôi bằng 2,7 lần chiều dài đầu và bằng 2,5 lần chiều cao thân. Miệng khá rộng, hướng lên trên. Có 4-8 hàng răng. Răng hàm ngắn và nhiều. Có hai tấm răng hầu ở trên và một tấm ở dưới. Que mang ngắn. Tia gai cứng cuối cùng của vây lưng dài nhất. Chiều dài vây ngực bằng chiều dài đầu, bằng hoặc dài hơn khởi điểm của vây hậu môn. Vây đuôi tròn ở cá trưởng thành, cắt thẳng đứng ở cá con. Toàn thân phủ vảy tròn, đường bên không liên tục. Có vảy hơi đen ở phần lưng, phần bụng màu sáng, vây có màu phớt hồng. Cá đực có 2 lỗ (lỗ niệu chung với lỗ sinh dục và lỗ hậu môn). Cá cái có 3 lỗ (lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn).
Gai lưng (tổng cộng): 15 - 18; Các tia mềm lưng (tổng cộng): 10-13; Gai hậu môn: 3; Các tia mềm hậu môn: 7 - 12; Vertebrae: 28 - 31; 28-31 đốt sống; 3 gai hậu môn; vây đuôi màu đen với phần dưới màu trắng của đầu và lề màu đỏ ở vây lưng và đuôi.
Thân có màu xám bạc đến xám xanh, đôi khi có đầu màu hơi xanh hơn. Bụng xám. Phần gai của ánh sáng vây lưng có đốm đen. Vây lưng và hậu môn mềm, vây đuôi và vây bụng có màu đen. Vây ngực không màu. Không rõ ràng, hiện tại cơ bắp đen tối. Vây thẳng đứng đồng đều, màu đen với nhiều đốm trắng nhạt hoặc ít nhiều hoặc có các chấm đen lớn, hợp nhất hoặc không hợp nhất trên nền nhạt, có một khía cạnh tối hơn cho các vây này.
Đặc điểm sinh học, sinh thái:
Cá trưởng thành phát triển mạnh trong vùng nước đứng, các hồ chứa, sông, lạch, cống, đầm lầy và lạch thủy triều; thường ở trên đáy bùn, nơi có thảm thực vật. Cũng được tìm thấy trong các hồ cỏ ấm, suối, kênh mương và ao chật hẹp. Phổ biến cả ở vùng cửa sông và hồ ven biển. Phát triển và sinh sản trong nước ngọt, nước lợ và nước biển. Chịu được mức oxy hòa tan thấp. Thức ăn chủ yếu ăn tảo và thực vật phù du nhưng cũng có một số động vật phù du, côn trùng nhỏ và ấu trùng của chúng, tôm, giun đất. Đạt đến sự trưởng thành phát dục ở độ dài 15 cm, cá còi cọc có thể sinh sản ở 6-7 cm và trên 2 tháng tuổi.
Sinh sản ở ven sông, hồ, ở đáy cát hoặc bùn. Lãnh thổ do con đực thành lập và bảo vệ nơi những con cái đẻ trứng. Sự thụ tinh đôi khi xảy ra trong miệng của con cái. Con cái ấp trứng một mình. Con non nở trong miệng của con mẹ sau 3-5 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ. Con non ra khỏi miệng trong 10-14 ngày, nhưng vẫn ở gần mẹ và đi vào miệng của mẹ nếu bị đe dọa cho đến khoảng 3 tuần tuổi.
Phương pháp phòng trừ:
Đối với cá bố mẹ: chủ yếu sử dụng các biện pháp thủ công (nhưng rất hiệu quả): câu, lưới kéo, chài, vó,…
Đối với cá con: dùng thức nhử cá con tập trung lại, rồi dùng vợt, vó hoặc các dụng cụ khác để vớt chúng. Tát cạn và dùng vôi bột để tiêu diệt cá con.
Không được thả cá Rô phi đen vào các vực nước có dòng chảy (như sông, suối) hoặc các hồ lớn vì sẽ rất khó kiểm soát, diệt trừ. Chỉ được nuôi thả ở các ao không lưu thông với các vực nước khác
Phân bố:
- Thế giới:Ở Châu Phi và một số nước ở Châu Á, như: Inđônêxia, Philipin, Thái Lan, Malaixia,...
- Việt Nam: Phân bố khá rộng rãi trong các thủy vực tự nhiên trên địa bàn toàn quốc từ miền núi, trung du đến đồng bằng do phát tán từ các ao nuôi.
- Hà Nội:Các thủy vực tự nhiên trên địa bàn các quận huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, thị xã Sơn Tây, Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.