Hiện nay, ở Việt Nam các loài sinh vật ngoại lai, đặc biệt là các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã và đang đe dọa đến đa dạng sinh học nói chung và ở khu vực Hà Nội nói riêng. Sinh vật ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sinh vật ngoại lai xâm hại có mặt trong tất cả các nhóm phân loại chủ yếu, bao gồm các loài vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú,... Sự xâm lấn của sinh vật ngoại lai có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người.
Sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, như: theo con đường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhập theo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người. Nó có thể đi theo con đường tự nhiên như theo gió, dòng biển và bám theo các loài di cư, nhưng quan trọng hơn cả là do hoạt động của con người. Cùng với sự phát triển của giao thông vận tải và hoạt động thông thương, con người đã mang theo một cách vô tình hay hữu ý các loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác, thậm chí đến những vùng rất xa quê hương của chúng. Nhiều loài được du nhập một cách có chủ ý cho các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do không được kiểm tra và kiểm soát tốt đã bùng phát và gây ra nhiều tác hại nặng nề. Trong thời gian gần đây, sinh vật ngoại lai xâm hại xuất hiện ngày càng nhiều và đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, như: loài ốc Bươu vàng, Rùa tai đỏ, Tôm càng đỏ, cây Mai dương,... đã trở thành những loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người.
Với những lý do trên, Chi cục bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội phối hợp với Trung tâm Tài nguyên môi trường và Biến đổi khí hậu xây dựng: “Atlat các loài ngoại lai trên địa bàn Thành phố Hà Nội” nhằm thống kê, đánh giá hiện trạng, thành phần loài, tập tính sinh học, khu vực phân bố trên địa bàn thành phố để các quận, huyện, xã , phường dễ dàng nhận biết để chủ động trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các loại sinh vật ngoại lai trên địa bàn.
28.SẮN DÂY RỪNG - Pueraria montana var. lobata (Willd.) Sanjappa & Pradeep
Họ Đậu -Fabaceae Lindl.
Tên khác: Đậu ma núi, Sắn dây thùy
Nguồn gốc: Từ Đông Nam Á.
Đặc điểm hình thái:
Dây leo quấn, dài 10-20 m, có rễ củ. Thân gỗ ở gốc, có lông tơ vàng ở tất cả các bộ phận. Lá hình bầu dục –bầu dục rộng, 3-thùy, hiếm khi không sẻ thùy, hình trứng rộng, 7-15 (-19) × 5-12 (-18) cm, đỉnh nhọn, lông màu vàng ở mặt trên, mặt dưới lông dày đăc. Cụm hoa dài 15-30 cm. Hoa 2 hoặc 3 được tập hợp tại các cụm họa đơn vị. Lá bắc hình thuôn, ngắn hơn hoặc dài hơn lá bắc hoa, có mũi nhọn; lá bắc cụm hoa, ngắn hơn 2 mm. Đài kích thước 7-20 mm, có lông tơ nâu vàng; thùy thuôn, có mũi nhọn, hơi dài hơn ống. Tràng màu tím; bầu dục hay hình trứng, kích thước 8-18 mm, màu vàng tại gốc tràng. Quả hình bầu dục kich thước, 4-14 cm × 6-13 mm, phẳng, xù xì màu nâu.
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Sinh học:
Loài này mọc phổ biến các nơi ở Việt Nam, leo quấn lên các cây chủ, tạo tán dày đặc, làm ngạt đẫn đến tiêu diệt cây chủ. Phát triển rất nhanh, với bộ rễ phát triển, có củ to, ăn sâu trong đất.
Sinh thái:
Phổ biến rộng rãi ở lùm bụi, nơi sáng và có thể che phủ những khu vực rộng lớn của mặt đất. Nó phát triển mạnh ở khu vực bìa rừng, rừng thứ sinh, nương rẫy khi khai thác kiệt, bờ rào các hộ dân cư, nơi đất bỏ hoang hóa tao thành các bụi tán rông lớn, ngoài ra tác hại lớn cho hệ sinh thái, làm triệt tiêu các loài thực vật bản địa, làm thay đổi nơi sống của thực vật và làm chết cây chủ.
Loài này được liệt kê vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất trên thế giới.
Phương pháp phòng trừ:
Bằng cách loại bỏ chặt nhổ, phun nước muối, chú ý bởi rễ của loài này nhiều và lan rộng, hạn chế bằng cách cắt bỏ cây, loại bỏ bộ rễ làm nhiều lần như vậy có thể hạn chế sự lân lan và phòng trừ chúng.
Phân bố:
Thế giới:
Việt Nam: Rất phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi toàn Việt Nam; mọc ở sườn đồi, sườn núi, bãi cỏ
Hà Nội:Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, thị xã Sơn Tây, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.