Ông Phạm Trần Hải (haiphamtran@gmail.com)hỏi: Trân trọng đề nghị quý sở hướng dẫn chi tiết thủ tục làm sổ đỏ riêng cho từng người con được thừa kế nhà ở và đất ở đối với trường hợp cụ thể của gia đình tôi như sau: - Mẹ tôi mất trước bố tôi. - Trước khi mất, bố tôi đã viết di chúc cho 4 anh em tôi được thừa kế ngôi nhà của bố mẹ - Nội dung di chúc: Bố tôi đã phân định rõ từng phần nhà và đất cho mỗi người con. Bốn anh em tôi đều thỏa thuận với sự phân chia đó và cùng ký tên trong bản di chúc đó. Như vậy bản di chúc cũng đồng thời là biên bản hội nghị gia đình về việc phân chia di sản thừa kế - Di chúc lập năm 1989, đã được UBND phường nơi có nhà và đất chứng thực ( Năm đó chưa có phòng công chứng ) - Từ năm 1989 đến nay, 4 anh em tôi vẫn sống trong ngôi nhà này và không có tranh chấp gì xẩy ra - Ngôi nhà của bố mẹ tôi đã có bằng khoán điền thổ từ thời Pháp Trân trọng đề nghị quý sở giúp đỡ giải đáp 2 vấn đề: 1) Với những giấy tờ hiện có nói trên, chúng tôi đã đủ điều kiện để đề nghị phường quận xét cấp sổ đỏ lần đầu riêng cho từng người chưa. Vì chúng tôi đã ký thỏa thuận trong di chúc của bố tôi rồi nên chúng tôi có phải ra phòng công chứng để công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế không? 2) Anh tôi muốn tặng phần di sản mà anh được thừa kế cho tôi thì từ lần làm sổ đỏ lần này có làm được ngay không? (Tức là sổ đỏ của tôi sẽ bao gồm phần của anh tôi) Nếu được như vậy thì cần làm những thủ tục nào? Nộp tại cơ quan nào? Kính mong quý sở quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ Trân trọng cảm ơn
 Ông Trần Ngọc Thanh thanh.tnt@gmail.com 2013-05-16 04:14:12 Kính gửi lãnh đạo Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, Tôi là một người dân trong số 600 hộ dân trong bài viết này. http://www.tienphong.vn/xa-hoi/623491/ha-noi-hon-600-ho-dan-song-chung-voi-bai-rac-tpov.html Hơn 600 hộ dân sống chung với rác TPO – Ba tổ dân phố với hơn 600 hộ dân thuộc phường Khương Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải sống chung với bãi rác thải chất đống, bốc múi hôi thối nhiều năm nay. Bà Lê Phương Loan (55 tuổi), tổ trưởng tổ dân phố 44, phường Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, bãi rác gây búc xúc trên tồn tại 15 năm nay. Bãi rác này nằm trong hẻm 60/211 Khương Trung, giáp ranh giữa hai phường Khương Trung và Khương Đình. Qua tìm hiểu được biết, khu đất trống bị biến thành bãi rác này là đất được cấp cho cơ quan nhà nước nào đó. Tuy nhiên, không hiểu sao, hơn chục năm nay vẫn không thấy họ xây dựng gì cả. Rác ngập tràn trong khu dân cư. “Nhiều hộ dân thuộc các tổ 42,44 và 45 trong cụm dân cư này ý thức chưa cao. Mặc dù đã có xe thu gom rác đẩy vào trong ngõ nhưng nhiều người vẫn không đổ đúng giờ, cứ để đi làm tiện qua là vất xuống bãi đất trống trên. Lâu dần thành bãi rác cao ngất ngưởng” – bà Loan cho biết. Ba tổ dân phố có hơn 600 hộ dân. Riêng tổ 44 của bà Loan hiện có 180 hộ dân nhưng không có nhà văn hóa. Trước tình trạng hoang phí đất đai, rác thải ngập đầy chất đống nhiều năm nay, các hộ dân đã ý kiến lên phường, quận song vẫn chưa được giải quyết. Đất đai bỏ hoang bị biến thành bãi rác. “Tại các cuộc họp chúng tôi đều quán triệt cho các hộ dân không được vứt rác bừa bãi ra đấy. Song do là khu vực giáp ranh, không ai có thể quản lý, theo dõi 24/24h nên nhiều người cứ tiện qua đường là vứt rác” – bà Loan bức xúc. Cũng theo bà Loan, tổ dân phố đã làm đơn kiến nghị gửi lên phường, quận, rồi cả thành phố nhờ giải quyết dứt điểm song lãnh đạo quận Thanh Xuân và TP Hà Nội đều cho biết diện tích đất trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của quận và thành phố. Tình trạng bãi rác tồn tại nhiều năm trong khu dân cư ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và sinh họat của nhiều gia đình, nhất là nhà có các cụ già và trẻ nhỏ . Bà Loan ý kiến, 3-4 năm nay bãi rác cao gần bằng nửa ngôi nhà, bốc mùi hôi thối, ruồi muỗi phát triển mạnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của người dân xung quanh. Bên Phòng hóa cũng cho bà Loan biết, đất ở khu vực này của họ được cấp đã bị các hộ dân lấn chiếm, hiện họ đã lập sơ đồ để tiến hành giải tỏa, xây chung cư cao tầng song chưa biết khi nào bắt đầu. Bà Loan cũng có ý kiến, nếu cơ quan được cấp đất chưa biết khi nào xây dựng có thể cho tổ dân phố ở đây mượn tạm, giải phóng mặt bằng, xây nhà văn hóa cho tổ dân phố sinh hoạt vì đến thời điểm hiện tại, tổ 44 vẫn chưa hề có nhà văn hóa cho dân sinh hoạt, con cháu vui chơi. Cô Phạm Thị Nguyệt, số nhà 25, ngách 345/69, sống ngay cạnh bãi rác bức xúc không kém: “Chúng tôi đã làm đơn lên phường giải quyết song bao nhiêu lần đi lại, họ hứa sẽ dọn bãi rác trên song vẫn không thấy thực hiện. Nhiều hôm mưa xong, nắng lên là bãi rác bốc mùi hôi thối. Nhà có cụ già phải đưa đến nơi khác ở cùng con cháu chứ không chịu được mùi hôi thối của rác”. Hiện tại môi trường khu vực này cực kỳ ô nhiễm. Đã bao nhiêu năm qua, rất nhiều cuộc họp tổ dân phố, lá đơn kiến nghị nhưng đều không có kết quả. Khu vực này là giáp ranh giữa phường Khương Đình và phường Khương Trung, bãi đất gần như vô chủ nên không ai quản lý, Lãnh đạo các Phường cũng không có quản lý đất. Tôi gửi thông tin này lên sở tài nguyên và môi trường Hà Nội, kính mong sở có quan tâm phản ánh lên lãnh đạo các quận, phường để đảm bảo môi trường sống cho người dân tại nơi đây. Xin cảm ơn.