Tôi có thắc mắc về cách tính tiền sử dụng đất rất mong được Sở TNMT giải đáp. Về nguồn gốc đất của gia đình tôi như sau: Năm 1982 tôi được cơ quan phân cho một lô đất có nhà cấp 4 với diện tích là 50m2 để ở. Lúc đó bên cạnh nhà tôi có khoảng đất bỏ hoang nên gia đình đã tận dụng để làm sân và công trình phụ và gia đình tôi đã xây tường bao đối với toàn bộ diện tích đất gia đình tôi sử dụng. Đến tháng 1 năm 1993, gia đình đã xây lại một căn nhà để ở trên phần sân và công trình phụ này. Do mảnh đất của gia đình tôi méo mó nên không biết diện tích chính xác, lại không có cơ quan chức năng đo đạc nên khi nhà nước thực hiện thu thuế đất vào quý 02 năm 1992, gia đình tôi đã tự khai và đóng thuế với diện tích 90m2. Đến năm 2005, sau khi cơ quan chức năng thực hiện đo đạc hiện trạng thửa đất của gia đình tôi đang sử dụng thì diện tích đất của gia đình tôi là 119.3m2 và gia đình tôi đã thực hiện đóng thuế đất với diện tích 119.3m2 từ năm 2008 cho đến nay. Diện tích sử dụng đất của gia đình tôi đóng thuế tăng từ 90m2 lên 119 m2 là do gia đình tôi kê khai không chính xác. Toàn bộ ranh giới sử dụng đất của gia đình sử dụng ổn định từ năm 1982, không có biến động, không có tranh chấp với các hộ liền kề. Giấy tờ liên quan: 1. Giấy xác nhận được cơ quan phân nhà từ 1982 với diện tích 50m2 2. Hóa đơn thu tiền sử dụng đất từ năm 1994 đến nay. Trong đó: a. Hóa đơn năm 1994, nhưng tiền sử dụng đất được truy thu từ Q2/1992. Trên hóa đơn không ghi diện tích đất b. Hóa đơn năm 1998, trên hóa đơn ghi diện tích đất là 90m2 (diện tích do gia đình tự áng chừng) c. Hóa đơn năm 2005, trên hóa đơn ghi diện tích đất là 119 m2 (sau khi có cơ quan chức năng đo đạc lại diện tích đất) 3. Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất từ trước 15/10/1993 4. Sơ đồ địa chính với diện tích 119 m2 Câu hỏi: Với nguồn gốc đất và các giấy tờ liên quan như trên đây. Gia đình tôi sẽ phải nộp tiền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các mức như tài chính như thế nào ?
 Tôi có trường hợp đất ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, sử dụng ổn định từ năm 1990: Theo bản đồ đo vẽ năm 1986, thuộc hai thửa, diện tích 217m2 và 272m2, tổng diện tích là 489m2, đã có tên đăng kí trong sổ mục kê, ghi rõ loại đất (đất ở) và đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất năm 1992,mục đích là đất ở, theo bản đồ năm 1994, đo chập thành một thửa, diện tích 443m2. Gia đình đã chuyển nhượng một phần diện tích, diện tích còn lại theo hiện trạng là 274m2. Nay gia đình tiến hành làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSD đất thì Văn phòng đăng kí đất và nhà huyện Thanh Trì trả lời: - Giấy chứng nhận đăng kí quyền sử dụng đất cấp năm 1992 không thuộc quy định tại Điều 17 của QĐ 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội và phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất vượt hạn mức là 89m2 cho cả hai thửa đất trên. Vậy việc Văn phòng đăng kí đất và nhà thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSD đất cho gia đình như thế có đúng quy định không? Gia đình đã đăng kí tên trong sổ mục kê và được cấp Giấy chứng nhận đăng kí quyền sử dụng đất năm 1992 thì có được xem là có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 17 của QĐ 24/2014/QĐ-UBND và khi cấp giấy CNQSD đất có phải tính hạn mức và phải nộp tiền sử dụng đất không?
 Gia đình tôi đang sử dụng thửa đất ở diện tích 269 m2 có tên của ông cha trong sổ địa chính lập trước ngày 15/10/1993; thửa đất được sử dụng ổn đinh qua nhiều năm và không có tranh chấp nhưng hiện tại chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Hiện nay ông cha tôi đều đã chết và không có giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất cho con cháu. Xin hỏi Quý Sở: Thửa đất trên có được tách thành hai thửa và đứng tên hai con tôi (đã tách thành hai hộ gia đình riêng) để xin cấp GCNQSDĐ lần đầu không? Nếu được thì theo điều khoản nào của Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014 và các Quyết định 22/2014, 24/2014 của UBND thành phố Hà Nội; Hồ sơ , thủ tục ra sao? Hiện nay ở địa phương tôi, khi các hộ gia đình, cá nhân làm hồ sơ xin cấp giấy GCNQSDĐ đều được cán bộ địa chính cấp xã cho biết: Nếu thửa đất có diện tích lớn hơn 180 m2 thì chỉ được làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ 180 m2 mà không cần biết nguồn gốc, thời gian sử dụng của thửa đất và đất có hay không có giấy tờ theoquy định tại khoản 1 điều 100 Luật Đất đai và điều 18 Nghị định 43/2014; Ngoài ra đối tượng xin cấp GCNQSDĐ còn phải thuê đơn vị tư vấn đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất (2 đến 3 trang giấy A4) với giá 1.100.000 đồng/ thửa Xin hỏi Quý Sở: Việc quy định trên của cán bộ địa chính cấp xã có đúng với quy trình về cấp GCNQSDĐ hiện hành của Nhà nược và Thành phố Hà Nội?
 Tôi là Nguyễn Văn Thiện sống tại Tây Tựu - Bắc Từ Liêm Tôi xin trình bày trường hợp của nhà tôi: - năm 1985, ủy ban nhân dân xã và hợp tác xã Tây Tựu có chủ trương cấp đất dẫn dân cho những hộ gia đình đông con. Nhà tôi có làm đơn xin cấp đất nhưng không được duyệt do con cái còn nhỏ. - năm 1987, hợp tác xã có xét duyệt lại việc cấp đất cho những hộ chưa được duyệt vào năm 1985, và gia đình tôi được cấp mảnh đất ao hồ nằm trong khu dân cư, đồng thời gia đình tôi phải trả lại 12 thước Bắc Bộ đất nông nghiệp thì mới được nhận 352 m2 đất ao hồ đó. Nhà tôi đã thực hiện trả lại cho hợp tác xã 12 thước đất nông nghiệp như yêu cầu để hợp tác xã giao cho nhà cụ Nguyễn Thị Tú làm (do nhà cụ Tú bị thu hồi đất do Dự án mở rộng Nghĩa trang Liệt Sĩ huyện Từ Liêm lấy trong năm đó). - sau năm 1987, nhà tôi đã thực hiện đổ đất lắp hồ và thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng để xây nhà sau khi được hợp tác xã và ủy ban nhân dân xã chấp nhận, nhà tôi đã xây nhà trong năm 1994. - Từ sau khi nhận đất (sau năm 1987) nhà tôi đã thực hiện nộp thuế cho đất đó, nhưng để thuận tiện thì hợp tác xã bảo nhà tôi cứ nộp thuế cùng với diện tich đất nông nghiệp, sau này làm Sổ đỏ thì thu riêng thành đất ở. nên hóa đơn đóng thuế 352 m2 đất này của nhà tôi nằm trong cùng hóa đơn với diện tích đất nông nghiệp của gia đình. - Năm 2000, nhà nước có chủ chương làm sổ đỏ cho các loại đất như mảnh đất 352 m2 đất nhà tôi. Nhà tôi khi đó có làm đơn và làm hồ sơ nộp cho hợp tác xã, nhưng không thấy phản hồi gì. - Nay nhà tôi muốn làm Sổ đỏ đất đó thì được xử lý như thế nào (bao gồm: đất nhà tôi được coi là đất gì; bao nhiêu m2 hạn mức được làm thành đất ở, và bao nhiêu m2 ngoài hạn mức; thuế phải đóng là bao nhiêu?) Tôi được biết, do nhà tôi ở Bắc Từ Liêm nên được áp dụng theo quy định của năm 2013 (do nhà tôi nộp hồ sơ cuối năm 2013 - đầu năm 2014 cho Quận) có đúng hay không? Mức giá, vị trí đất của nhà tôi được xác định theo quy định của năm 2013, có đúng hay không? Rất mong sớm nhận được câu trả lời từ Sở.
 Xin hỏi về chính sách nộp thuế đất như thế nào cho đúng: QĐ 19/2012/QĐ-UBND, ngày 8/8/2012 của UBND TP Hà Nội, về việc xác định hạn mức đất ở hiểu như thế nào cho đúng: 1- QĐ này quy định hạn mức đất ở mới có hiệu lực từ ngày 18/8/2012 là 90, 120, 180, 240 m2 ... nhưng đối với đất thổ cư ở cũ đã ở lâu đời hàng trăm năm có bị hạn chế không? nếu hạn chế thì quy định ở văn bản nào? (văn bản 19/2012 chỉ quy định về hạn mức giao đất ở mới). 2- Tại cùng một phường Q Thanh xuân-HN có gia đình được tính hạn mức 120 m2 nhưng có gia đình lại chỉ được tính 90 m2, sao lại như thế, căn cứ nào để tính khác nhau. 3. Đối với đất thổ cư lâu đời (không bị điều chỉnh theo QĐ 19) mà tính thuế luỹ tiến sau 90m2 hoặc 120 m2 là 0,05 có đúng không? tại sao? 4. Các gia đình có từ 5 người trở lên theo quy định người thứ 5 được cộng thêm 0,2 định mức nhưng chưa được tính, thủ tục đề nghị thế nào? ở đâu/ 5. Nhiều gia đình bị ghi sai thộng tin (họ tên, số lượng m2, địa chỉ ... trong phiếu thu in ra từ CSDL, chúng tôi phải làm gì? đề nghị lên cấp nào, ai giải quyết? có gia đình đã chia tách sổ hết cho 2 con nhưng vẫn có phiếu thu thuế đối với ông bố với số lượng cũ? chúng tôi phải đề nghị ở đâu để sửa lại cho thông tin chính xác?