Qua rà soát cho thấy, một số quy định của pháp luật về khoáng sản không còn phù hợp, chưa thống nhất, đồng bộ với pháp luật hiện hành về đầu tư, đấu giá tài sản, đất đai, môi trường...; vấn đề phối hợp trong quản lý khai thác, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác giữa một số địa phương còn hạn chế; chưa xử lý triệt để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; chưa kiên quyết xử lý người đứng đầu chính quyền địa phương hoặc xử lý chưa kiên quyết,...
05 giải pháp được đề xuất để khắc phục các quy định của pháp luật về khoáng sản không còn phù hợp, chưa thống nhất, đồng bộ với pháp luật hiện hành về đầu tư, đấu giá tài sản, đất đai, môi trường...; vấn đề phối hợp trong quản lý khai thác, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác giữa một số địa phương còn hạn chế; chưa xử lý triệt để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; chưa kiên quyết xử lý người đứng đầu chính quyền địa phương hoặc xử lý chưa kiên quyết, thiếu đồng bộ và kịp thời đối với hoạt động khai thác trái phép; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản vẫn còn gặp khó khăn, do đây là lĩnh vực yêu cầu đòi hỏi chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành; đội ngũ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành mới đáp ứng cơ bản yêu cầu về chuyên môn, thiếu về số lượng hoặc hạn chế về kinh phí, phương tiện kỹ thuật trong thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoạt động khoáng sản có. Cụ thể:
Một là, đẩy mạnh và thực hiện tốt việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước có khoáng sản theo yêu cầu của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020.
Hai là, hoàn thành công tác đánh giá tác động chính sách, quy định của Luật khoáng sản và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiễn thi hành Luật khoáng sản năm 2010.
Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản nhất là đối với công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế; thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản và môi trường.
Bốn là, tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.
Năm là, hoàn thành việc xây dựng quy chế phối hợp quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh hai hay nhiều tỉnh nhất là khoáng sản cát, sỏi lòng sông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân, xử lý cơ quan hoặc người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra sai phạm tại địa bàn quản lý; tăng cường và thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý khai thác cát, sỏi; tăng cường quản lý, kịp thời phát hiện, tố cáo các hành vi tiêu cực trong quản lý, hoạt động khoáng sản nói chung, khoáng sản cát, sỏi nói riêng.
05 giải pháp được đề xuất để khắc phục các quy định của pháp luật về khoáng sản không còn phù hợp, chưa thống nhất, đồng bộ với pháp luật hiện hành về đầu tư, đấu giá tài sản, đất đai, môi trường...; vấn đề phối hợp trong quản lý khai thác, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác giữa một số địa phương còn hạn chế; chưa xử lý triệt để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; chưa kiên quyết xử lý người đứng đầu chính quyền địa phương hoặc xử lý chưa kiên quyết, thiếu đồng bộ và kịp thời đối với hoạt động khai thác trái phép; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản vẫn còn gặp khó khăn, do đây là lĩnh vực yêu cầu đòi hỏi chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành; đội ngũ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành mới đáp ứng cơ bản yêu cầu về chuyên môn, thiếu về số lượng hoặc hạn chế về kinh phí, phương tiện kỹ thuật trong thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoạt động khoáng sản có. Cụ thể:
Một là, đẩy mạnh và thực hiện tốt việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước có khoáng sản theo yêu cầu của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020.
Hai là, hoàn thành công tác đánh giá tác động chính sách, quy định của Luật khoáng sản và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiễn thi hành Luật khoáng sản năm 2010.
Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản nhất là đối với công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế; thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản và môi trường.
Bốn là, tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.
Năm là, hoàn thành việc xây dựng quy chế phối hợp quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh hai hay nhiều tỉnh nhất là khoáng sản cát, sỏi lòng sông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân, xử lý cơ quan hoặc người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra sai phạm tại địa bàn quản lý; tăng cường và thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý khai thác cát, sỏi; tăng cường quản lý, kịp thời phát hiện, tố cáo các hành vi tiêu cực trong quản lý, hoạt động khoáng sản nói chung, khoáng sản cát, sỏi nói riêng.