Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến nay.
Trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; các bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương tích cực triển khai thi hành Luật, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền 63 văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và triển khai Luật, trong đó có 12 Nghị định (4 sửa đổi, bổ sung), 16 Quyết định của Thủ tướng và 35 Thông tư. Tại các địa phương, theo số liệu báo cáo 54 tỉnh, đã ban hành 357 văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Tài nguyên nước và các quy định của Nghị định.
Qua gần 9 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu, 63% lượng nước được hình thành ở bên ngoài lãnh thổ, chất lượng tài nguyên nước suy giảm đặt ra nhiều thách thức lớn. Nhiều chủ trương mới về quản lý tài nguyên và yêu cầu thực tiễn về bảo vệ, phục hồi để bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia. Thực tế đó đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nước và một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước cần thiết phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính thống nhất, toàn diện.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức rà soát, đánh giá các bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật về tài nguyên nước trong Luật Tài nguyên nước và các luật khác có liên quan; phân tích bối cảnh, yêu cầu quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong thời gian tới và cho thấy cần thiết phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung xuất phát từ những lý do cụ thể sau:
Hiến pháp năm 2013 quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đồng thời Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên,... phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Tiếp tục cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và Quốc hội về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước Hiến pháp năm 2013 quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đồng thời Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên,... phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nêu rõ: “Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nêu rõ: “Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, nêu rõ quan điểm: đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; thúc đẩy xã hội hóa, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển; Đẩy mạnh kinh tế hóa nguồn vật lực, trong đó tập trung vào nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; tất cả các nguồn lực được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm hợp lý, phát huy tối đa hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời Nghị quyết cũng đưa ra các giải pháp như: sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để khơi thông, giải phóng tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực của đất nước; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại,...
Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị nêu các giải pháp, nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, trong đó cần tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; hoàn thiện cơ chế để thực hiện minh bạch hóa trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, đặc biệt đối với tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước.
Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ ban hành về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu nhấn mạnh Tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực. Bên cạnh tài nguyên nước ngọt, cần coi nước lợ, nước mặn cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tiết kiệm và bền vững tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên khác trong vùng.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 trong đó nêu rõ nội dung “Có giải pháp cụ thể, khả thi, trước mắt và lâu dài bảo đảm an ninh nguồn nước trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu,...” trong đó giao Chính phủ xây dựng Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia và an toàn đập, hồ chứa nước trình Quốc hội. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Chính phủ Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 trong đó nêu rõ nội dung “Có giải pháp cụ thể, khả thi, trước mắt và lâu dài bảo đảm an ninh nguồn nước trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu,...” trong đó giao Chính phủ xây dựng Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia và an toàn đập, hồ chứa nước trình Quốc hội. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Chính phủ Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 trong đó nêu rõ nội dung “Có giải pháp cụ thể, khả thi, trước mắt và lâu dài bảo đảm an ninh nguồn nước trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu,...” trong đó giao Chính phủ xây dựng Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia và an toàn đập, hồ chứa nước trình Quốc hội. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Chính phủ Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 trong đó nêu rõ nội dung “Có giải pháp cụ thể, khả thi, trước mắt và lâu dài bảo đảm an ninh nguồn nước trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu,...” trong đó giao Chính phủ xây dựng Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia và an toàn đập, hồ chứa nước trình Quốc hội. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Chính phủ Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021
Đồng thời, ngày 05 tháng 11 năm 2021 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 về triển khai thực hiện Kết luận số 19- KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, theo đó, giao Chính phủ nghiên cứu, rà soát Luật tài nguyên nước hoàn thành trong năm 2022. Như vậy, cần thiết phải cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, cần nghiên cứu, sửa đổi ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) theo hướng bổ sung, hoàn thiện các chính sách đã ban hành và nghiên cứu tích hợp các quy định về quản lý nước trong một bộ luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước