Quy định mới về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Email :
Ngày 31/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 67/2019/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Nghị định này quy định chi tiết về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Đối tượng áp dụng là các cơ quan Nhà nước liên quan đến xác định, thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Tổ chức cá nhân được phép khai thác khoáng sản không qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Theo Nghị định, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) được quy định bằng tỷ lệ (%) giá trị quặng nguyên khai của khu vực khoáng sản được phép khai thác. Đối với từng nhóm, loại khoáng sản được quy định cụ thể tại bảng sau:
 

Số

TT

Nhóm, loại khoáng sản

R (%)

I

Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn

 

1

Cát, sỏi, sạn lòng sông, suối, bãi bồi; sét gạch ngói

5

2

Các loại vật liệu xây dựng thông thường còn lại (trừ nguyên liệu sản xuất cát nghiền)

3

3

Than bùn

1

4

Nguyên liệu sản xuất cát nghiền

1

II

Nhóm khoáng sản nhiên liệu

 

 

Than các loại (trừ than bùn)

2

III

Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp

 

1

Đá khối làm ốp lát các loại

1

2

Cát trắng, sét chịu lửa, caolin, diatomit

2

3

Đá hoa trắng, đá silic sản xuất bột siêu min

1

4

Đá vôi nguyên liệu xi măng

3

5

Sét nguyên liệu xi măng

2

6

Đá vôi, đolomit dùng trong công nghiệp

1

7

Khoáng sản vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp còn lại

2

IV

Nhóm khoáng sản kim loại

 

1

Sắt, mangan, titan

2

2

Sa khoáng thiếc, wonfram, cromit

2

3

Quặng gốc thiếc, wonfram, antimoan, niken

1

4

Vàng, bạc đi kèm khoáng sản khác

1

5

Quặng gốc vàng, bạc

2

6

Quặng phong hóa vàng, bạc

3

7

Các loại khoáng sản kim loại khác

2

V

Đất hiếm

2

VI

Nhóm khoáng sản đá quý, đá trang trí mỹ nghệ

 

1

Đá quý

2

2

Đá bán quý, đá trang trí mỹ nghệ

1

VII

Nhóm khoáng sản nước nóng, nước khoáng và khí CO2

1

Nghị định cũng nêu rõ căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính trên các căn cứ theo công thức sau: T = Q x G x K1 x K2 x R
Trong đó:
T- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính đồng Việt Nam;
Q - Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đơn vị tính là m3, tấn; kg và các đơn vị khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trị giá đơn vị khoáng sản nguyên khai, sau khai thác, được xác định trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng;
K1 - Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác, được quy định: Khai thác lộ thiên K1= 0,9; khai thác hầm lò K1= 0,6; khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và các trường hợp còn lại K1= 1,0;
K2 - Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quy định về pháp luật đầu tư: Khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, K2= 0,9; khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế- xã hội khó khăn, K2= 0,95; các khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng còn lại, K2= 1,0;
R - Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là phần trăm (%).
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, kiểm tra, tổ chức tính, thẩm định và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2019; Nghị định số 203/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định phương pháp tính, mức thu tiền khai thác khoáng sản sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
 
Theo monre.gov.vn 3/8/2019