Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với trường hợp cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, Công khai các do anh nghiệp vi phạm

Email :
Để giải quyết tình trạng vi phạm pháp luật, hành vi nhũng nhiễu trong thực thi công vụ trong lĩnh vực đất đai, ngoài việc xây dựng trình ban hành các chính sách pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ giải pháp từ thanh tra, kiểm tra đến công khai các tổ chức cá nhân vi phạm, tăng cường sự theo dõi đánh giá của người dân đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
 
Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 (Đề án 1675) tại Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016. Đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương tạo ra sự chuyển biến căn bản trong giải quyết các vấn đề vi phạm pháp luật về đất đai.
 
Đến hết tháng 9/2017, Bộ đã tiến hành 21 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và 04 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, gồm: 07 cuộc thanh tra thực hiện theo nội dung của Đề án 1675, trong đó: 05 cuộc thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại các cấp tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Lai và thành phố Hà Nội; 02 cuộc thanh tra việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã tại tỉnh Hà Tĩnh và Khánh Hòa. 14 cuộc kiểm tra gồm: kiểm tra thi hành Luật đất đai tại tỉnh Sơn La, Hà Giang, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên và Bình Dương. Đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai ở 04 sân golf; đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tại 20 tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Phú Yên, Đắc Lắk, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh); kiểm tra công tác lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 09 tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, An Giang, Cần Thơ, Bình Phước và Tây Ninh); kiểm tra rà soát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc do anh theo Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ tại 18 tỉnh, thành phố (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên); kiểm tra công tác Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ chế tổ chức hoạt động của hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai, vấn đề đăng ký tài sản trên đất nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh; kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
 
Công khai các tổ chức vi phạm pháp luật đất đai
Từ ngày 01/01/2017 tính đến hết ngày 30/9/2017, đã đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường các vi phạm pháp luật của 21 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số 171 trường hợp vi phạm gồm các tỉnh: Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Bình Dương.
 
Tiếp nhận và giải quyết phản ảnh của người dân và do anh nghiệp về tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai
Từ đầu năm 2017, Bộ đã tiếp nhận gần 800 phản ánh qua đường dây nóng, email, đơn thư và qua báo chí. Trên cơ sở phản ánh của người dân, do anh nghiệp, Bộ đã ban hành hơn 300 văn bản yêu cầu địa phương kiểm tra, xác minh, xử lý đối với các phản ánh có đủ thông tin, cơ sở; 36 văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết; xem xét giải quyết 30 trường hợp theo thẩm quyền. Đối với các địa phương người dân phản ánh nhiều về những bức xúc Bộ cử tổ công tác làm việc để nắm tình hình và chỉ đạo giải quyết.
Theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương đã chỉ đạo, xem xét giải quyết hơn 100 trường hợp, còn khoảng gần 200 trường hợp các địa phương đang triển khai thực hiện và báo cáo về Bộ.
Bộ chỉ đạo Tổng cục Quản lý đất đai thường xuyên theo dõi, đôn đốc các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện xử lý thông tin và tổ chức thành lập các tổ công tác tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết đối với các vụ việc nổi cộm, gây bức xúc dư luận trên địa bàn cả nước, trọng tâm là công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất.
 
Tăng cường sự theo dõi, đánh giá, giám sát của Nhân dân, do anh nghiệp
Thời gian qua, để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đánh giá và tăng cường giám sát đối với hoạt động quản lý và sử dụng đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp theo quy định của pháp luật. Cụ thể: đã đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương theo quy định, tập trung vào một số nội dung như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đất đai ở địa phương đối với các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp và người sử dụng đất; tổ chức việc tiếp nhận, xử lý phản ánh vi phạm pháp luật đất đai của tổ chức, công dân theo quy định. Thông báo rộng rãi về địa điểm, hình thức và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tổ chức và công dân biết thực hiện. Tổ chức đánh giá hàng năm về tình hình thực hiện Luật đất đai; đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đên kinh tê, xã hội và môi trường trên cơ sở các thông tin theo dõi hoạt động quản lý, sử dụng đất và kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật đất đai ở địa phương. Thiết lập hệ thống đánh giá, đo lường sự hài lòng của Nhân dân, do anh nghiệp đối với các cơ quan hành chinh nhà nước đối với các dịch vụ công về đất đai.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất xây dựng mô hình hệ thống theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai thuộc Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VLIG). Triển khai Tiểu dự án Thí điểm hoạt động lồng ghép theo dõi và đánh giá trong tổ chức thực hiện và hoàn thiện chính sách về quyền tiếp cận đất đai của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lâm Đồng và Vĩnh Long (mỗi tỉnh triển khai thí điểm tại 4 xã thuộc 2 huyện).
Cùng với chỉ đạo triển khai thi hành chính sách pháp luật về đất đai, việc thực hiện tốt 4 giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, giảm khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai; phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Theo monre.gov.vn 8/11/2017