Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung trong công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải thiện, nâng cao các chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, PAPI và đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Qua đó, đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Nâng cao thứ hạng các chỉ số
Xác định cải thiện, nâng cao: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành, ngay từ đầu năm 2024, cùng với triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nói chung, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm cải thiện, nâng cao các chỉ số này. Căn cứ các văn bản ban hành, Sở đã tiến hành rà soát, thống kê, hệ thống hóa các thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, tập trung khắc phục những hạn chế trong thực hiện các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI. Cùng với đó, quán triệt nâng cao trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, nhất là người đứng đầu; chủ động phối hợp với các ngành liên quan kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính.
Là ngành đa lĩnh vực, trong đó có những lĩnh vực nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, như: Đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản... Xác định rõ điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính, trong đó nhấn mạnh việc cán bộ công chức, viên chức, người lao động trực thuộc cần hiểu rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự phát triển của Thủ đô. Căn cứ nhiệm vụ được giao, cán bộ công chức, viên chức cần tăng cường nắm bắt thông tin, kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Trên tinh thần lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính là thước đo, cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị và từng cá nhân.
Để nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án mô hình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại trên địa bàn thành phố; đồng thời ban hành kế hoạch về việc cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2024. Qua đó tổ chức thực hiện các giải pháp cải thiện về cơ sở vật chất, thái độ của cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc với người dân, tổ chức và trách nhiệm trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao, cải thiện mức độ hài lòng của người dân, tổ chức.
Dù Thành phố chưa tiến hành thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các sở, cơ quan tương đương sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố, tuy nhiên theo nhận định, các tiêu chí, tiêu chí thành phần chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, PAPI mà Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện đã có nhiều chuyển biến rõ nét và đạt điểm cao hơn so với năm 2023.
Chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý
Trong xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đã chủ động, linh hoạt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Hiện, 100% thủ tục hành chính về tài nguyên và bảo vệ môi trường đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được định danh, xác thực điện tử hoặc xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư. 100% báo cáo định kỳ được Sở thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo của Thành phố và kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Sở cũng đã chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử theo quy định… Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các thủ tục hành chính được niêm yết công khai, chi tiết, cụ thể về trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, cơ quan thực hiện, đối tượng thực hiện, phí, lệ phí... để tổ chức, cá nhân tiện theo dõi. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính cũng được công khai đúng theo quy định.
Một trong những kết quả tích cực nữa trong chuyển đổi số phải kể đến đó là công tác đo đạc, số hóa chỉnh lý bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đồng bộ trên địa bàn 27 quận huyện thuộc phạm vi dự án (trừ 03 địa phương là huyện: Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hòa đã triển khai theo Dự án VLAP), trên nguyên tắc thực hiện lồng ghép công tác lập lưới địa chính, đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính các tỷ lệ; chỉnh lý biến động bản đồ ở các nơi đã có bản đồ, số hóa bản đồ đồng thời với công tác thu thập số hóa tài liệu lịch sử từng thửa đất để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, kê khai để đăng ký cấp giấy chứng nhận, nhập và biên tập dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của Thành phố. Đến nay, đã cơ bản thực hiện xong hạng mục đo đạc trên 27/27 quận, huyện thuộc phạm vi dự án, cụ thể: Đã cơ bản hoàn thành ngoại nghiệp 475/489 xã, phường, thị trấn với 20.248 tờ bản đồ (còn lại 14 phường, xã, đơn vị thi công đang thực hiện); đã kiểm tra cấp đơn vị kiểm tra nghiệm thu lập bản đồ nội nghiệp đối với 308/489 xã, phường, thị trấn (còn lại 181 xã, phường, thị trấn đang thực hiện; đã cơ bản kê khai 270/489 xã, phường, thị trấn (còn lại 219 xã, phường, thị trấn các đơn vị đang tiếp tục thực hiện). Sở cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu 290/489 xã, trong đó 30 xã đã nhập dữ liệu trên Excel, còn lại 160 xã, phường, thị trấn các đơn vị đang thực hiện kê khai đăng ký đất đai. Ngoài ra, Sở đã cập nhật trên bản đồ đối với 26.505 thửa tại dự án phát triển nhà ở; các khu đất đấu giá, đất dịch vụ, đất giãn dân. Đồng thời cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính đối với 81.245 thửa (phần biến động này đã được cập nhật và lưu trữ tại hệ thống dùng chung của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội).
Một trong những kết quả tích cực nữa trong chuyển đổi số phải kể đến đó là công tác đo đạc, số hóa chỉnh lý bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đồng bộ trên địa bàn 27 quận huyện thuộc phạm vi dự án (trừ 03 địa phương là huyện: Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hòa đã triển khai theo Dự án VLAP), trên nguyên tắc thực hiện lồng ghép công tác lập lưới địa chính, đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính các tỷ lệ; chỉnh lý biến động bản đồ ở các nơi đã có bản đồ, số hóa bản đồ đồng thời với công tác thu thập số hóa tài liệu lịch sử từng thửa đất để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, kê khai để đăng ký cấp giấy chứng nhận, nhập và biên tập dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của Thành phố. Đến nay, đã cơ bản thực hiện xong hạng mục đo đạc trên 27/27 quận, huyện thuộc phạm vi dự án, cụ thể: Đã cơ bản hoàn thành ngoại nghiệp 475/489 xã, phường, thị trấn với 20.248 tờ bản đồ (còn lại 14 phường, xã, đơn vị thi công đang thực hiện); đã kiểm tra cấp đơn vị kiểm tra nghiệm thu lập bản đồ nội nghiệp đối với 308/489 xã, phường, thị trấn (còn lại 181 xã, phường, thị trấn đang thực hiện; đã cơ bản kê khai 270/489 xã, phường, thị trấn (còn lại 219 xã, phường, thị trấn các đơn vị đang tiếp tục thực hiện). Sở cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu 290/489 xã, trong đó 30 xã đã nhập dữ liệu trên Excel, còn lại 160 xã, phường, thị trấn các đơn vị đang thực hiện kê khai đăng ký đất đai. Ngoài ra, Sở đã cập nhật trên bản đồ đối với 26.505 thửa tại dự án phát triển nhà ở; các khu đất đấu giá, đất dịch vụ, đất giãn dân. Đồng thời cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính đối với 81.245 thửa (phần biến động này đã được cập nhật và lưu trữ tại hệ thống dùng chung của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội).
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, cùng với tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số, cải thiện, nâng cao các chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, PAPI, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI); tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, quy tắc ứng xử, giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; tiếp tục làm tốt công tác khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của Sở để có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.