Trong đó, bước 1: Xác định phạm vi đánh giá. Bước 2: Xác định đối tượng đánh giá: Các đối tượng thuộc hệ thống tự nhiên gồm tài nguyên nước, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, đảo và các tài nguyên, yếu tố môi trường khác.
Bước 3: Phân tích kịch bản biến đổi khí hậu: Trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, căn cứ phạm vi và đối tượng đánh giá đã được xác định, thực hiện: Bổ sung, chi tiết hóa kịch bản biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu về thông tin, dữ liệu phù hợp với phạm vi và đối tượng đánh giá; phân tích các đặc trưng, xu hướng của thay đổi khí hậu; xác định, phân tích các yếu tố khí hậu quan trọng đối với đối tượng đánh giá; tính toán bổ sung các thông số liên quan khác phục vụ đánh giá.
Bước 4: Phân tích các chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã được phê duyệt và các nghiên cứu, dự báo phát triển kinh tế-xã hội; xác định kịch bản phát triển theo các mốc thời gian đánh giá để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp đánh giá. Bước 6: Xác định tác động của biến đổi khí hậu. Bước 7: Xác định tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu.
Bước 8: Xác định tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu: Xác định các chỉ số tổn thất và thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế đối với hệ thống tự nhiên và kinh tế-xã hội. Chỉ số tổn thất và thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế được xác định dựa trên nguyên tắc: Tổn thất và thiệt hại có thể nhận diện, mang tính trực tiếp và đo đếm một cách rõ ràng về khối lượng và mức độ tổn thất và thiệt hại.
Bước 9 là xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo quy định.