Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ý kiến về việc ban hành Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia. Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan chức năng để xây dựng dự thảo Quyết định ban hành Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia đảm bảo phù hợp với quy định của Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) và các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu được tổ chức tại Paris, Cộng hòa Pháp năm 2015. Đây là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm pháp lý của tất cả các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu về giảm nhẹ khí nhà kính. Qua ba năm đàm phán từ năm 2015 đến năm 2018, các Bên đã đạt được sự đồng thuận thông qua hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, được gọi là Bộ quy tắc khí hậu Katowice tại COP24 tổ chức tại Ba Lan.
Một nội dung quan trọng của Bộ quy tắc khí hậu Katowice là Hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến Khung minh bạch tăng cường (ETF) trong ứng phó và hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu nêu tại Điều 13 Thỏa thuận Paris và Quyết định 1/CP21 của Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu.
Ngày 24/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt thông qua nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. NDC cập nhật của Việt Nam đã được gửi cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). UNFCCC đánh giá cao Việt Nam đã hoàn thành việc rà soát, cập nhật NDC theo Quyết định của COP21 trong bối cảnh phức tạp đầy thách thức do đại dịch COVID-19. Đặc biệt, Việt Nam đã nâng cao mức đóng góp ứng phó với biến đổi khí hậu thể hiện trong NDC cập nhật.
Để đáp ứng yêu cầu của UNFCCC trong thực hiện NDC cập nhật trong giai đoạn 2021-2030, việc ban hành Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác, nhất quán; áp dụng các hướng dẫn mới nhất của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có văn bản quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân trong kiểm tra, giám sát các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để thực hiện mục tiêu của Chính phủ và thực hiện những đóng góp do Việt Nam cam kết với quốc tế. Việc ban hành Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính sẽ có tác động tích cực tới các chủ thể phát thải khí nhà kính, tạo động lực cho đầu tư vào các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nói riêng và ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu được tổ chức tại Paris, Cộng hòa Pháp năm 2015. Đây là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm pháp lý của tất cả các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu về giảm nhẹ khí nhà kính. Qua ba năm đàm phán từ năm 2015 đến năm 2018, các Bên đã đạt được sự đồng thuận thông qua hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, được gọi là Bộ quy tắc khí hậu Katowice tại COP24 tổ chức tại Ba Lan.
Một nội dung quan trọng của Bộ quy tắc khí hậu Katowice là Hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến Khung minh bạch tăng cường (ETF) trong ứng phó và hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu nêu tại Điều 13 Thỏa thuận Paris và Quyết định 1/CP21 của Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu.
Ngày 24/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt thông qua nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. NDC cập nhật của Việt Nam đã được gửi cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). UNFCCC đánh giá cao Việt Nam đã hoàn thành việc rà soát, cập nhật NDC theo Quyết định của COP21 trong bối cảnh phức tạp đầy thách thức do đại dịch COVID-19. Đặc biệt, Việt Nam đã nâng cao mức đóng góp ứng phó với biến đổi khí hậu thể hiện trong NDC cập nhật.
Để đáp ứng yêu cầu của UNFCCC trong thực hiện NDC cập nhật trong giai đoạn 2021-2030, việc ban hành Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác, nhất quán; áp dụng các hướng dẫn mới nhất của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.