Hội nghị giao ban công tác quản lý TN&MT các tỉnh khu vực phía Bắc

Email :
Sáng 13/8/2018, tại Thành phố Hải Phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trườngđã tổ chức Hội nghị giao ban công tác quản lý  tài nguyên và môi trường các tỉnh khu vực phía Bắc.

 
Tham dự và chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng Trần Hồng Hà; các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành; Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND Thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành; Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng.
 
Tham dự Hội nghị có gần 300 đại biểu là Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường của 31 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
 
Hội nghị nhằm mục đích đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương giai đoạn 2016-2018; bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương và của toàn vùng; đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường giai đoạn 2019-2021.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Đến hôm nay là hơn 2 năm 6 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, ngành TNMT đã đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn, đó là: Hạn hán, xâm nhập mặn chưa từng có do  BĐKH xảy ra ở ĐBSCL,  Nam Trung bộ, Tây Nguyên, lũ lụt sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc,… Sự cố môi trường biển liên quan đến công ty Formosa Hà Tĩnh (từ ngày 6/4/2016)đặt ra thách thức rất lớn đối với Đảng, Chính phủ và Bộ TNMT (tại thời điểm đó dư luận cho rằng đây là phép thử đối với Chính phủ mới). Tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng lãng phí đất đai xảy ra ở hầu hết các địa phương; quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường còn lỏng lẻo; khiếu kiện về đất đai rất phức tạp; quá trình triển khai thi hành Luật đất đai2013 phát sinh nhiều vướng mắc. Kết quả khảo sát chỉ số PAPI 2015 cho thấy dịch vụ cấp sổ đỏ đạt điểm thấp nhất trong các dịch vụ hành chính PAPI đo lường, tỷ lệ người dân phản ánh phải bôi trơn khi làm thủ tục sổ đỏchiếm 44%. Chỉ số ứng dụng CNTT về mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tửđứng thứ 14 trong các Bộ, ngành. Vấn đề suy kiệt, ô nhiễm nguồn nước xảy ra ở nhiều nơi; tài nguyên khoáng sản chưa sử dụng hiệu quả, tài nguyên biển chưa được khai thác cho phát triển.
Trong bối cảnh đó, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà toàn ngành Tài nguyên và Môi trường đã có những bước đi đúng hướng để giải quyết từng vấn đề trọng tâm như sau:
 
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước giải quyết sự cố môi trường để Công ty Fomosa đi vào hoạt động trong cuối năm 2017 đóng góp lớn cho phát triển KT-XH;
 
Với tinh thần lắng cầu thị lắng nghe từ địa phương cơ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ 03 Nghị định giải quyết cơ bản các vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường và sắp tới sẽ là lĩnh vực biển đảo.Đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH từ thành công này sẽ nhân rộng mô hình đối với khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền Trung.
 
Đặc biệt ngành Tài nguyên và Môi trườngđang triển khai 3 Đề án quan trọngđể chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới đó là Đề án sửa đổi Luật đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Đề án tổng kết chiến lược biển.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Các địa phương cũng đã nỗ lực, quyếttâm, đổi mới, sáng tạo trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật tạo được những chuyển biển lớn trong công tác quản lý TNMT. Cụ thể như sau: Đã giải quyết từng bước vấn đề lãng phí đất đai, đất của các nông, lâm trường; một số địa phương đã có mô hình phù hợp tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp; thực hiện cấp lần đầu gần 4 triệu GCN mới; chỉ số PAPI đo lường mức độ hài lòng của người dân đã có sự cải thiện (tỷ lệ phản ánh có bôi trơn khi làm sổ đỏ giảm từ 44% năm 2015 xuống còn 17% năm 2017); đóng góp từ đất đai cho phát triển KT-XH ngày càng tăng, nguồn thutừ đất tăng từ 84 nghìn tỷ đồng, lên 104 nghìn tỷ năm 2017. Chủ động trong kiểm soát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trong cácKCN; các địa phương có nguồn thải lớn ở các lưu sông đã chủ động trong thu gom xử lý nước thải để khắc phục nguy cơ ô nhiễm các sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy,… Đã khắc phục được tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, gắn khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường; thu từ khoáng sản làgần 3 nghìn tỷ đồng. Đã thiết lập hành lang pháp lý cho quản lý tài nguyên biển; thực hiện kinh tế hóa tài nguyên nước, xây dựng cơ chế quản lý theo lưu vực sông; hợp tác quốc tế trong khai thác TNN xuyên quốc gia; đã thiết lập cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động đo đạc và bản đồ, viễn thám; ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định: “Các chỉ số đánh giá trong hơn 2 năm qua cho thấy chúng ta cùng nhau tạo bước chuyển quan trọng từ bị động giải quyết các tồn tại sang chủ động triển khai các giải pháp có tính hệ thống chuẩn bị động lực cho phát triển trước mắt và giai đoạn mới. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ với Tỉnh ủy, Thành ủy,UBND, các Sở TNMT các tỉnh, thành phố. Trong đó, Bộ đã tiếp thu lắng nghe phản hồi chính sách của các địa phươngđể hoàn thiện (với cách làm mới ban hành Nghị định sửa nhiều Nghị định để giải quyết các vướng mắc); các địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật, các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ”.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để tăng cường hiệu quả công tác phối hợpsau Hội nghị Bộ trưởng với Giám đốc các Sở TNMT ngày 07/01/2018, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị triển khai các nhiệm vụ: Xây dựng vận hành thửHệ thống chia sẻ thông tin chỉ đạo điều hành của Bộ với các Sở TNMT; Xây dựng Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ với với các Sở TNMT; Bộ đã tiếp nhận, tổng hợp các vấn đề vướng mắc thuộc về cơ chế chính sách, pháp luật về TNMT của các địa phương gửi về Bộ; Xây dựng giao diện Cổng thông tin điện tử để Bộ và các địa phương; giữa các địa phương chia sẻ thông tin chỉ đạo điều hành, tăng cường trao đổi về các kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý TNMT.
 
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết thêm: Hội nghị ngày hôm nay diễn ra vào thời điểm giữa kỳ kế hoạch 5 năm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bộ Tài nguyên và Môi trường rất muốn lắng nghe ý kiến từ thực tiễn của các địa phương, cơ sở để hoàn thiện các chủ trương chính sách. Tại hội nghị này Bộ trưởng sẽ cùng với các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận bàn về một số giải pháp quan trọng sau đây:
 
Một là, Bộ đã và đang xác định các lĩnh vực, các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong giai đoạn 2019-2021, Lãnh đạo Bộ muốn lắng nghe đề xuất, hiến kế của các đồng chí về hoàn thiện các chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TNMT giai đoạn 2019 - 2021 và giai đoạn tiếp theo; làm thế nào để nguồn lực TNMTđóng góp cho yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
 
Hai là, Bộ đã tiếp nhận được các phản ánh vướng mắc của 28 tỉnh, thành phố và đã có tổng hợp, trong đó có nhiều kiến nghị rất xác đáng, đúng với yêu cầu thực tiễn. Bộ đánh giá rất cao sự chủ động này. Hôm nay, Lãnh đạo Bộ mong muốn trực tiếp lắng nghe thêm các kiến nghị, vướng mắc của các đồng chí Giám đốc Sở trên cơ sở đó đối với các vấn đề thuộc về hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật sẽ trao đổi giải đáp tại Hội nghị.
 
Đối với những vấn đề vướng mắc liên quan đến quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Bộ sẽ tổng hợp để sửa đổi, bổ sung theo hướng một văn bản sửa nhiều văn bản.
 
Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương, quan điểm của Đảng, quy định của Luật, Bộ sẽ ghi nhận  để báo cáo  đề xuất Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Quốc hội phương án giải quyết.
 
Ba là, trao đổi thống nhất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai trong các tháng cuối năm 2018để hoàn thành thắng lợi Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ  về các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2018 và các Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội, Chính phủ.
 
Bốn là, bàn về các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Bộ và các Sở TNMT trong công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý các kiến nghị vướng mắc; hoàn thiện thể chế; xác định các nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về chuyển giao công nghệ, tuyên truyền, thuyền thông;... Việc phối hợp sẽ không chỉ thông qua hình thức Hội nghị traođổi định kỳ mà Bộ đã thiết lập cơ chế để hàng quý UBND, Sở TNMT các tỉnh, thành phố gửi các kiến nghị, vướng mắc tới Bộ qua bộ phận thường trực là Vụ pháp chế để tổng hợp xây dựng chương trình văn bản pháp luật của năm sau.
 
Năm là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc ứng dụng chữ ký số trong giải quyết các văn bản trao đổi, hướng dẫn chuyên môn; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến để xây dựng nền tảng ứng dụng số trong toàn ngành.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận đầy đủ các ý kiến phát biểu để trên cơ sở đó tổng hợp, xử lý giải quyết.
 
Sau phát biểu của ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng, các đại biểu dự Hội nghị lần lượt phát biểu những vấn đề theo gợi mở thảo luận, trao đổi của Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

Một số hình ảnh:










 
Theo baotainguyenmoitruong.vn 13/8/2018