Với mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng Thành phố thông minh, Hà nội đô định hướng thiết lập một hệ thống CNTT theo hướng tổng thể, đồng bộ; chuyển đổi từ hình thức triển khai nhỏ lẻ sang triển khai theo mô hình tập trung, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ CNTT; xây dựng Thành phố thông minh bền vững, mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân dựa trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0 như: Công nghệ điện toán đám mây, Dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IOT)…
Tầm nhìn chiến lược và chỉ đạo quyết liệt
Phấn đấu đưa TP Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về xây dựng Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh, UBND TP Hà nội đô trình HĐND TP ban hành Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 về “Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020” và Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 điều chỉnh nội dung Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, UBND TP Hà nội đô chỉ đạo xây dựng, ban hành các kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các kế hoạch chuyên đề triển khai hàng năm; thành lập Ban chỉ đạo Ứng dụng CNTT Thành phố và chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng dụng CNTT tại các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã.
Hoạt động ứng dụng CNTT trong những năm qua đã được Lãnh đạo UBND TP quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Các hoạt động trao đổi hợp tác quốc tế về lĩnh vực CNTT được đẩy mạnh. Thành phố đã tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, ký kết thỏa thuận hợp tác với các Tập đoàn CNTT hàng đầu trên Thế giới như Microsoft, Dell… về xây dựng Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh. Các hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục duy trì, mở rộng. Hà nội đô xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư và khai thác hiệu quả phục vụ triển khai các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, do anh nghiệp và công tác quản lý điều hành của Thành phố. Các hệ thống thông tin, ứng dụng chuyên ngành trong các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Bảo hiểm xã hội, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp, Công thương, Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo,... đã được triển khai hiệu quả. Đã triển khai Cổng DVC cung cấp các DVC TT mức độ 3, 4 trên một nền tảng thống nhất đồng bộ tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Định hướng, hình thành các yêu cầu xây dựng một số thành phần cơ bản của Thành phố thông minh như: Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội, hệ thống giao thông thông minh và du lịch thông minh.
Với tầm nhìn chiến lược và chỉ đạo quyết liệt trong xây dựng Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh của đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Thành phố đã làm thay đổi về nhận thức và hiệu quả trong việc triển khai, ứng dụng CNTT của toàn Thành phố. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu tại Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND đã được triển khai thực hiện; nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ đến nay đã hoàn thành, tạo nền tảng cơ bản về Chính quyền điện tử của Thành phố, từng bước xây dựng Thành phố thông minh.
Tạo nền tảng từ phát triển công nghiệp CNTT
Bên cạnh việc triển khai ứng dụng CNTT, Hà nội đô tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp CNTT, làm nền tảng cho phát triển các hoạt động ứng dụng CNTT của Thành phố. UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch về phát triển Công nghiệp CNTT thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, trong đó xác định mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT là động lực phát triển các ngành kinh tế khác để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; hình thành các khu CNTT tập trung và phát triển các sản phẩm phần mềm - nội dung số - dịch vụ CNTT đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh; xây dựng thành phố Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo, khởi nghiệp CNTT hàng đầu của cả nước.
Từ năm 2016 đến nay, Hà nội đô đưa vào hoạt động “Cổng thông tin Hệ sinh thái Khởi nghiệp thành phố Hà Nội” và “Vườn ươm do anh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội”, bước đầu đạt hiệu quả, hỗ trợ các do anh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư cho các dự án khởi nghiệp và cơ hội đầu tư cho các do anh nghiệp; tổ chức các hội nghị, hội thảo, xúc tiến đầu tư CNTT, triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển do anh nghiệp CNTT; đã và đang hình thành 04 khu CNTT tập trung gồm: Khu CNTT tập trung Cầu Giấy - Hà Nội; Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội; Khu Công viên phần mềm thành phố Hà Nội; Khu Công viên CNTT Hà Nội. Trong thời gian tới, Hà Nội tập trung triển khai xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động Khu Công viên phần mềm thành phố Hà Nội, tiếp tục thu hút đầu tư vào các Khu CNTT tập trung của Thành phố.
“Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam năm 2017 và 2018 (đánh giá cho các năm 2016 và 2017): Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố về chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT; xếp thứ 1/63 tỉnh, thành phố về chỉ số công nghiệp CNTT. Đồng thời, kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong những năm qua đã góp phần không nhỏ giúp Thành phố trong việc nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR index) trong 2 năm 2016 (thứ 3) và 2017 (thứ 2), nâng cao vị trí xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh của thành phố Hà Nội.”
|
Bước đột phá căn bản
Năm 2018, Hà Nội tham gia mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN; “Dự án các Thành phố Thế giới” (World Cities) của Liên minh châu Âu (EU) để xây dựng và phát triển Thành phố thông minh. Tiếp tục tham gia với vai trò là thành viên Tổ chức Chính quyền điện tử thế giới dành cho các thành phố và chính quyền địa phương (WeGO). Tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các do anh nghiệp hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ, Pháp, Áo, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Singapore,... về xây dựng Chính phủ điện tử và Thành phố thông minh.
Đặc biệt, Hà nội đô tích cực phối hợp Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội chuyên đề “Xây dựng đô thị thông minh bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thú 4” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0; Phối hợp Hiệp hội Điện toán Châu Á - Châu Đại dương (ASOCIO) và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố thông minh ASOCIO - Hà Nội 2018 với chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh hơn, an toàn hơn bằng các giải pháp số”.
Hiện tại, Hà nội đô triển khai thí điểm một số ứng dụng thông minh trong các lĩnh vực Giao thông vận tải và Nông nghiệp như: tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai ứng dụng tìm kiếm và thanh toán trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động - IPARKING; thí điểm lắp đặt thiết bị hệ thống vé điện tử thông minh trên tuyến BRT; thí điểm xử lý vi phạm thông qua hệ thống giám sát bằng camera ở bến xe Giáp Bát (xử phạt nguội); triển khai thí điểm hệ thống thông tin điện tử ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc bằng các thiết bị di động thông minh, đảm bảo an toàn đối với sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Sở Công thương Hà Nội: đ ến nay đã có 652/941 cửa hàng có tem truy xuất nguồn gốc trái cây (đạt tỷ lệ 66%), hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu trang bị tem, nhãn, bao bì nhận diện sản phẩm trái cây của Hà Nội.
Thành phố cũng đang triển khai các thủ tục thực hiện hoàn thiện kế hoạch thuê dịch vụ CNTT đối với Trung tâm Điều hành thông minh TP Hà Nội, hệ thống giao thông thông minh và du lịch thông minh theo quy định. Xây dựng chiến lược, lộ trình xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và “Kiến trúc ICT Thành phố thông minh của thành phố Hà Nội”.
Tăng tốc để tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực và thế giới. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2017, Việt Nam có 813 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,5%. Thủ đô Hà Nội hiện được coi là một siêu đô thị về diện tích và quy mô dân số. Tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học nhanh chóng dẫn đến nhiều vấn đề về quy hoạch, ùn tắc giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, phát triển nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường...
Nhu cầu xây dựng một Thủ đô - Thành phố thông minh đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững, mang lại tiện ích, an toàn, thân thiện cho người dân đang ngày một trở nên cấp thiết. Những ứng dụng công nghệ mới, chủ chốt của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu giúp đáp ứng nhu cầu này. Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2020, được Hà Nội xác định: ban hành chiến lược, lộ trình xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và “Kiến trúc ICT Thành phố thông minh của thành phố Hà Nội”; hình thành Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội; hình thành và đưa vào khai thác, sử dụng một số thành phần cơ bản của hệ thống Giao thông thông minh và Du lịch thông minh...
Hà Nội cũng sẽ tập trung nghiên cứu, triển khai một số thành phần cơ bản của Hệ thống Y tế thông minh, Hệ thống Giáo dục và Đào tạo thông minh, Hệ thống quản lý điện năng thông minh, Hệ thống quản lý môi trường thông minh và nông nghiệp thông minh,...
Xây dựng Thành phố thông minh đang trở thành xu thế toàn cầu, nhất là ở các thành phố lớn. Với Thủ đô Hà Nội, xây dựng Thành phố thông minh nhằm hướng tới cuộc sống tốt đẹp cho người dân. Hòa cùng với xu thế chung của thế giới, với một lộ trình rõ ràng, cùng những bước đi thận trọng như đột phá căn bản từ công nghệ thông tin và lấy người dân làm trung tâm, thành phố Hà Nội phấn đấu là địa phương đi đầu cả nước trong xây dựng Thành phố thông minh, tự tin đứng trong mạng lưới các Thành phố thông minh trong khu vực và trên thế giới trong tương lai không xa.
Theo http://ict-hanoi.gov.vn