Sáng 12/3, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thành phố chủ trì Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Thành phố với Ban Chỉ đạo cấp huyện. Cùng chủ trì có đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Huệ cho biết: Từ tháng 10/2020 đến nay, Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở Thành phố và BCĐ cấp huyện đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp và chỉ đạo của BCĐ xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở cấp trên; chủ động, tích cực tham mưu cấp ủy và triển khai nghiêm túc, bảo đảm tiến độ các nội dung về thực hiện dân chủ theo chương trình, kế hoạch đề ra, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Huệ cho biết: Từ tháng 10/2020 đến nay, Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở Thành phố và BCĐ cấp huyện đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp và chỉ đạo của BCĐ xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở cấp trên; chủ động, tích cực tham mưu cấp ủy và triển khai nghiêm túc, bảo đảm tiến độ các nội dung về thực hiện dân chủ theo chương trình, kế hoạch đề ra, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.
Cụ thể, Ban Dân vận Thành ủy, cơ quan thường trực BCĐ, đã tổ chức và phối hợp tổ chức 03 hội nghị tọa đàm; 03 lớp tập huấn về thực hiện dân chủ ở cơ sở. BCĐ cấp huyện đã tổ chức 660 cuộc tập huấn, quán triệt.
BCĐ Thành phố đã thành lập 12 đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở tại 90 đơn vị. Ban Dân vận Thành ủy phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND Thành phố kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận, QCDC trong các cơ quan hành chính nhà nước Thành phố đối với 14 sở, ngành Thành phố. BCĐ cấp huyện đã thành lập 235 đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở đối với 1.237 tập thể, cá nhân.
Bên cạnh việc xây dựng các QCDC mẫu theo chỉ đạo của BCĐ Thành phố, nhiều địa phương đã chủ động nghiên cứu, rà soát và xây dựng các QCDC trong loại hình mới phù hợp với tình hình địa phương như: BCĐ các quận Ba Đình, Long Biên, Hoàn Kiếm, Đống Đa; BCĐ các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thanh Trì. Một số BCĐ cấp huyện đã tích cực tham mưu tổ chức các cuộc thi về thực hiện dân chủ ở cơ sở, như: BCĐ huyện Sóc Sơn; BCĐ các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông. Đáng chú ý, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm 5 nhiệm kỳ liên tiếp ban hành chương trình công tác toàn khóa về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Bên cạnh việc xây dựng các QCDC mẫu theo chỉ đạo của BCĐ Thành phố, nhiều địa phương đã chủ động nghiên cứu, rà soát và xây dựng các QCDC trong loại hình mới phù hợp với tình hình địa phương như: BCĐ các quận Ba Đình, Long Biên, Hoàn Kiếm, Đống Đa; BCĐ các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thanh Trì. Một số BCĐ cấp huyện đã tích cực tham mưu tổ chức các cuộc thi về thực hiện dân chủ ở cơ sở, như: BCĐ huyện Sóc Sơn; BCĐ các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông. Đáng chú ý, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm 5 nhiệm kỳ liên tiếp ban hành chương trình công tác toàn khóa về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Sỹ Trường cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng BCĐ Thành phố, về việc tổ chức thi tìm hiểu Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện. Đến nay, đã hoàn thành dự thảo kế hoạch tổ chức thi tìm hiểu Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở. Theo đó, Cuộc thi sẽ tổ chức theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thi trực tuyến trên môi trường mạng internet. Người dự thi trả lời các câu hỏi được thiết kế sẵn trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet tại website cuộc thi. Đối tượng dự thi: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian tổ chức từ tháng 5 đến hết tháng 7/2024.
Giai đoạn 2: Thi sân khấu hóa cấp thành phố. Đối tượng dự thi: các quận, huyện, thị xã mỗi đơn vị tổ chức 01 đội thi, tổ chức thi 5 cụm lựa chọn 10 đơn vị xuất sắc dự thi chung khảo cấp Thành phố. Thời gian tổ chức từ tháng 9 đến dịp 10/10/2024. Quý III/2024: Tổng kết và trao giải Cuộc thi tim hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tham luận về kết quả việc tuyên truyền Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở trên hệ thống phương tiện truyền thông, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền về những nội dung của Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở thông qua các kênh: báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, thông tin điện tử được thực hiện hiệu quả, bám sát chỉ đạo, định hướng của Trung ương và Thành phố, đồng hành cùng cơ quan trong quá trình triển khai đưa Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống.
Hiện nay, qua rà soát, các cơ quan báo chí của Thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã xây dựng và đang duy trì ổn định nhiều chuyên mục tuyên truyền đầy đủ, toàn diện mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; bám sát việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ở cơ quan, đơn vị, ở tổ chức có sử dụng lao động; phù hợp với tôn chỉ, mục đích và đối tượng bạn đọc của từng cơ quan báo chí. Việc lập chuyên mục riêng về “Dân chủ cơ sở” sẽ khó bao quát hết mọi lĩnh vực và nội dung cần thông tin, tuyên truyền.
Từ đó, đồng chí kiến nghị việc tuyên truyền thực hiện dân chủ ở cơ sở lồng ghép trong các chuyên mục hiện có của cơ quan báo chí Thành phố, nhằm cung cấp thông tin bao phủ đầy đủ phạm vi của dân chủ ở cơ sở, đa dạng hóa nội dung tuyên truyền, đồng thời, phù hợp tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.
Trưởng ban Dân vận Quận ủy Long Biên Nguyễn Quốc Long cho biết: Xác định QCDC ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, Ban Thường vụ Quận ủy Long Biên đã chỉ đạo triển khai nghiên cứu xây dựng các QCDC trên những lĩnh vực nhạy cảm, dễ gây bức xúc nhằm tạo sự đồng thuận cho nhân dân. Năm 2016, Quận đã ban hành 6 QCDC trên các lĩnh vực “nóng” như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, GPMB, quản lý trật tự xây dựng, xây dựng đô thị… Được các ngành, MTTQ và các đoàn thể chủ động giám sát chính quyền và người dân thực hiện, các quy chế đều được thực hiện tốt, hiệu quả. Đơn thư khiếu nại tố cáo được giải quyết kịp thời, không có hiện tượng khiếu kiện đông người, vượt cấp trong thời gian qua. Trên toàn quận không xảy ra hiện tượng liên quan tới vấn đề mất dân chủ.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng BCĐ Thành phố nhấn mạnh BCĐ phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, vai trò trong công tác chỉ đạo, tham mưu giúp Ban Thường vụ, cấp ủy các cấp thực hiện phát huy quyền làm chủ của người dân. “Phát huy dân chủ vừa là một mục tiêu, vừa là một phương thức, phải phát huy một cách thực chất, không hình thức”, đồng chí Nguyễn Văn Phong lưu ý.
Thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương, đơn vị phải nhận thức toàn diện về phát huy dân chủ ở cơ sở bởi nếu không phát huy được dân chủ, không tạo sự đồng thuận sẽ rất khó triển khai các nhiệm vụ.
Nhấn mạnh, năm nay, Thành phố sẽ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 3 nội dung quan trọng: Luật Thủ đô (sửa đổi), điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô sắp được thông qua, về cơ bản, những mục tiêu, quan điểm Nghị quyết 15-NQ/TW dành cho Thủ đô sẽ được cụ thể hóa, tạo khuôn khổ, hành lang pháp lý để tổ chức thực hiện, không chỉ từ nay đến hết nhiệm kỳ mà trong cả dài hạn. Muốn tổ chức thực hiện được các nhiệm vụ đó phải tạo sự đồng thuận, phát huy được mọi nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là niềm tin, sự ủng hộ của người dân, giữ một vai trò quyết định.
Vừa qua, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề phát triển văn hóa, xây dựng con người lại được đặt ra ở tầm mức cao như vậy, quyết định sự phát triển bền vững, mọi sự phát triển đều hướng tới phục vụ Nhân dân.
Do đó, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị các đơn vị cần tập trung hơn nữa, có nhiều cách làm trong việc tuyên truyền, phổ biến để Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở sớm đi vào cuộc sống một cách thực chất. Đồng thời, tiếp tục tập huấn, nhất là khối chính quyền, gắn với công tác cải cách hành chính. Đối với tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở, phải tổ chức thực chất, khuyến khích các quận, huyện căn cứ điều kiện của tổ chức thực hiện.
Đồng chí cũng yêu cầu rà soát toàn bộ quy chế trước đây liên quan đến vấn đề thực hiện dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh trước đây để bổ sung. Trong quý II, BCĐ Thành phố sẽ kiểm tra một số đơn vị.
Về nội dung hương ước, quy ước, BCĐ Thành phố sẽ nghe Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu đề xuất, trong đó, Sở cần nghiên cứu, tham khảo một số mô hình tại các địa phương. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc triển khai thực hiện Luật trong các loại hình doanh nghiệp, nhà trường, nhất là danh nghiệp khối ngoài khu vực nhà nước, trường học ngoài khu vực công lập.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng lưu ý, việc triển khai Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở, BCĐ các quận, huyện phải chủ động, căn cứ vào thực tiễn tình hình đơn vị, tập trung lãnh đạo chỉ đạo xây dựng các mô hình phù hợp thực tiễn đơn vị.