giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu Phát triển bền vững

Email :

Trong những năm gần đây, Thành phố Hà nội đô nỗ lực ứng phó với biến đối khí hậu, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch bản khác nhau về tác động của biến đổi khí hậu; Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế. Mục tiêu chung nhằm tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với BĐKH, định hướng giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế các bon thấp, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Biến đổi khí hậu - Thách thức của sự phát triển 

Biến đổi khí hậu là một thách thức không biên giới. Sự thay đổi các xu hướng thời tiết ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống, đe dọa đến sức khỏe con người, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Đối với Hà Nội, BĐKH không còn là “nguy cơ, hiện tượng”, mà đã thực tế hiện hữu, tác động một cách toàn diện, rộng khắp. Theo đánh giá trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, thì: Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn Thành phố tăng. Nhiệt độ trung bình trong mùa đông biến đổi nhiều hơn trong mùa hè; Lượng mưa đo tại các trạm Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông và Ba Vì có xu thế chung là tăng. Từ 1970 đến nay, các đợt lũ lụt trở nên thường xuyên hơn với tần suất 5-7 năm/lần. Mưa lớn gây ngập nước; Hàng ngàn hecta lúa và hoa màu mất trắng; Sạt lở, vỡ đê; Một số Huyện ngoại thành bị ngập sâu…

Theo Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Lê Tuấn Định:  Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK), tập trung vào 2 lĩnh vực: Chất thải và năng lượng. Đối với chất thải, ước tính đến năm 2020 phát thải trung bình của Thủ đô là 4,053 triệu tấn CO2. Trong đó, phát thải KNK từ các bãi chôn lấp khoảng 2,35 triệu tấn CO2 tương đương (chiếm 57,97% tổng phát thải KNK trên địa bàn TP) là hạng mục phát thải KNK nhiều nhất. Đối với lĩnh vực năng lượng, dự tính đến năm 2020, phát thải KNK trên toàn TP tăng lên đến 18,2 triệu tấn CO2 tương đương và đến năm 2030 con số này tăng lên đến 42,7 triệu tấn (tăng lên hơn 3 lần so với mức phát thải năm 2015).

Xây dựng 05 nhóm giải pháp khắc phục

Thời gian qua, TP Hà nội đô nỗ lực thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đối khí hậu. Tập trung vào 5 giải pháp lớn nhằm mục tiêu nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH cho Thành phố: Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH;  Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của UBND thành phố; Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015. Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015; Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Xây dựng các qui định, kế hoạch và hướng dẫn cho các cấp, ngành khác nhau trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH; Phân cấp trách nhiệm cho các Sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã nhằm chủ động quản lý, thực hiện và giám sát các hoạt động ứng phó với BĐKH trên địa bàn; Tăng cường năng lực về quản lý rủi ro thiên tai ở tất cả các cấp và chuẩn bị ứng phó trong trường hợp khẩn cấp; Xây dựng cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các cấp, các ngành để tăng cường sự phối hợp trong công tác ứng phó với BĐKH.

Về các giải pháp quản lý môi trường bền vững: Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, đầu tư và triển khai các dự án về môi trường;Duy tu, duy trì 104 hồ điều hòa. Duy trì và đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước thải. Phấn đấu đến năm 2019, toàn bộ nước thải các quận nội thành cơ bản được xử lý, nhằm cải thiện nước sông Tô Lịch và sông Nhuệ; Đầu tư và vận hành hiệu quả nhà máy đốt rác phát điện; Triển khai chương trình trồng một triệu cây xanh; Thống kê, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính trên địa bàn Thành phố đối với lĩnh vực chất thải và năng lượng; Đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu lắp đặt và vận hành 38 trạm quan trắc không khí theo qui hoạch đã được duyệt nhằm đánh giá chất lượng không khí của Thành phố, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong thời gian tới.

Phát triển vùng cây xanh, công viên, rừng; Xem xét, lồng ghép yếu tố thích ứng với BĐKH trong các qui chuẩn về xây dựng và đảm bảo việc tuân thủ; Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình đảm bảo ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Đầu tưcác trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ trang thiết bị hiệu suất thấp; Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo; Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng.

Tuyên truyền, hướng dẫn công tác chuyên môn về khí tượng thủy văn, tác động và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố - Tăng cường tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.Xây dựng tài liệu tuyên truyền nâng cao năng lực tự ứng phó thiên tai cho nhân dân vùng dễ bị ảnh hưởng của BĐKH./.
                                                                                                             Anh Minh