phiên giải trính về Dự án vốn ngodiện tích sàni ngân sách chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố

Email :

Sáng ngày 13/8, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức Phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố. Dự phiên họp có đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP; đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; đồng chí Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy. Đại diện các vụ thuộc các ban Đảng Trung ương, các ủy ban của Quốc hội; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; lãnh đạo các ban Đảng Thành ủy, Văn phòng Thành ủy, Đoàn ĐBQH thành phố, Giám đốc các sở ngành...

Tại phiên giải trình, các đại biểu HĐND Thành phố đã đặt câu hỏi chất vấn, tái chất vấn các nội dung liên quan đến tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của các Sở TNMT; KH&ĐT; QH&KT; UBND các quận, huyện.                              Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Trọng Đông giải trình tại phiên họp (ảnh: HNP)

Giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan tới công tác quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố. Đồng chí Nguyễn Trọng Đông - Thành ủy viên, Giám đốc Sở TNMT cho biết, các dự án trên địa bàn TP được giao đất, cho thuê đất cơ bản được triển khai đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, song bên cạnh đó có những dự án chậm tiến độ thậm chí vi phạm Luật Đất đai.

Qua quá trình thanh tra, rà soát và giám sát của HĐND TP, các chủ đầu tư cũng đã có ý thức đưa đất vào sử dụng. Các nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án chậm triển khai do thực hiện các dự án giai đoạn 2012 - 2017, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014, quá trình chuyển tiếp có nhiều chính sách thay đổi trong đó có chính sách GPMB, chủ đầu tư chậm không quyết liệt chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các sở ngành để tháo gỡ các chính sách GPMB, tập trung nguồn lực thời gian GPMB các dự án.

Nguyên nhân tiếp theo là do sau khi sáp nhập Thủ đô, Chính phủ chỉ đạo TP lập quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Chính phủ phê duyệt, sau đó triển khai quy hoạch này thì TP tổ chức lập quy hoạch phân khu. Quá trình rà soát có trên 240 dự án phải điều chỉnh để phù hợp với QH chung và QH phân khu.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chủ quan do nhà đầu tư không có năng lực; Việc phối hợp,liên thông giữa các Sở, ngành trong quản lý các dự án còn hạn chế.

Quyết liệt thanh, kiểm tra, xử lý dứt điểm các dự án vi phạm

Về công tác thanh, kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai,Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Trọng Đông cho biết, Sở đã thực hiện thanh kiểm tra với 215 Dự án. Hiện Sở đang tiếp tục phối hợp với Thành phố xử lý vi phạm. "Sau phiên giải trình này, Sở sẽ cùng các ngành tổ chức các đoàn thanh tra xuống thanh tra cụ thể từng Dự án" - Giám đốc Sở TNMT thông tin.

Giải trình về các nội dung tái chất vấn của đại biểu HĐND Thành phố, Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Trọng Đông cho biết, các Dự án đã chậm 5-10 năm, về quan điểm của Sở sẽ không gia hạn thêm. Điều này đúng theo các quy định tại Luật đất đai, trừ đơn vị có lý do bất khả kháng. "Từ nay đến cuối năm, Sở sẽ có kết quả thanh, kiểm tra đối với các dự án chậm triển khai. Đề xuất, kiến nghị cụ thể gửi Thành phố xem xét. 

Về công khai danh sách các Dự án chậm triển khai,vi phạm luật đất đai; thời gian qua, Sở đã công khai trên Cổng tin điện tử của Bộ và Sở. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Thành phố. Những dự án vi phạm từ thời điểm Luật Đất đai năm 2012, Sở sẽ thực hiện nghiêm túc việc công khai các dự án vi phạm. 

Về mức xử phạt đối với các dự án chậm: “Theo Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Chính phủ quy định với Thủ đô được xử phạt tới 1 tỷ đồng với 1 dự án, là mức cao nhất. Nhưng với tình hình thực tế của Thủ đô hiện nay thì mức này chưa đủ sức răn đe. Nên tới đây Sở sẽ cùng các ngành nghiên cứu dự thảo quy định, báo cáo UBND TP, HĐND TP để nâng mức xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô lên gấp đôi” - Giám đốc Sở TNMT cho biết.

Đại biểu Nguyễn Thanh Mai (tổ ĐB Hà Đông) đã đánh giá cao phần giải trình, làm rõ của đồng chí Giám đốc Sở TNMT, đã nắm rõ Luật và các quy định của ngành cũng như quy trình tổ chức thực hiện, tình hình hoạt động của các dự án. Đại biểu cho rằng, thời gian tới Thành phố cần quyết liệt rà soát, xử lý nghiêm các dự án chậm triển khai, vi phạm, đồng thời có giải pháp giải quyết kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn nếu không, tình trạng vi phạm của các dự án vẫn tiếp tục diễn ra.                                                                                Quang cảnh phiên giải trình 

Kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai

Phát biểu tại Phiên họp giải trình, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định vấn đề các dự án sử dụng đất chậm triển khai được nhiều cử tri, nhân dân quan tâm và gây bức xúc trong dư luận. Chủ tịch UBND TP chỉ rõ nguyên nhân đầu tiên khiến cho các dự án sử dụng đất chậm được triển khai là do năng lực của nhà đầu tư còn yếu. Các dự án gặp khó khăn trong huy động vốn hoặc do cùng lúc đầu tư vào nhiều dự án khiến nhiều nhà đầu tư "hụt hơi" về tài chính.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP chỉ ra các nguyên nhân chủ quan khác dẫn đến thực trạng chậm triển khai nhiều công trình, dự án. Đó là do khâu giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn; do việc điều chỉnh quy hoạch sau khi điều chỉnh địa giới hành chính TP (năm 2008); do chính sách đất đai có những thay đổi. Đặc biệt, là do sự yếu kém trong quản lý, sự phối hợp không chặt chẽ giữa các sở, ngành, quận, huyện.

Nhấn mạnh đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, tài nguyên này đóng góp đến 80% vốn phát triển của Hà Nội. Ngay sau Phiên họp giải trình này, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi. Bên cạnh đó, TP sẽ tiếp tục đối thoại, làm rõ những vướng mắc, từ đó cố gắng, phối hợp cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho DN, chủ đầu tư, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện dự án đúng tiến độ./.
                                                                                              Anh Minh tổng hợp