Sáng 12/10, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà nội đô đến huyện Chương Mỹ kiểm tra tình hình ứng phó với mưa bão trên địa bàn. Cùng đi có Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Tính đến nay, huyện có 92,0ha lúa mùa chưa thu hoạch bị ngập; 842,4ha cây vụ Đông bị hư hỏng do mưa lớn; 63,8ha cây ăn quả bị ngập; 125,8ha diện tích thủy sản bị ngập. Ngoài ra, còn có 178 con Gia súc (lợn), 9.700 con gia cầm (gà) bị chết...
Tổng chiều dài đoạn đê bị ngập là 9.900m. Gồm đê bị ngập 1.500m (đoạn đê Bùi Xá), thị trấn Xuân Mai; Xã Thủy Xuân Tiên đê bị ngập 1.500m (đê đồng Trối). Xã Tân Tiến đê bị ngập 500m (đoạn đê Bùi 2 ngập 200m; đê bao Khúc Bằng đi Cầu Thôi ngập 300m). Xã Nam Phương Tiến đê bị ngập 2.200m (đoạn đìa Cầu Thôi ngập 300m; Đìa Phới ngập 200m; đê Bùi 2 ngập toàn tuyến qua địa bàn xã dài 1.600m; đê Bùi 1 đoạn Yên Trình đi Tân Tiến ngập 100m).
Ngoài ra, còn có đoạn đê ở xã Mỹ Lương, đoạn đê thôn Khôn Duy bị ngập 400m. Tại xã Hoàng Văn Thụ đê bị ngập 3.500m (đê Bùi 2 đoạn thôn Công An bị ngập toàn tuyến dài 200m). Đê Cầu (đoạn thôn Hòa Bình bị ngập 100m); đê Bùi 2 (đoạn thôn Yên Trình bị ngập 200m; đến 7h35’ ngày 12/10/2017 lở 15m đê Bùi 2 đoạn Yên Trình - Tân Tiến, UBND huyện đang chỉ đạo các lực lượng ứng cứu, sơ tán dân); đê cầu Vai Phiêu, xã Hoàng Văn Thụ bị sạt lở 10m.
Ngoài ra, còn có đoạn đê ở xã Mỹ Lương, đoạn đê thôn Khôn Duy bị ngập 400m. Tại xã Hoàng Văn Thụ đê bị ngập 3.500m (đê Bùi 2 đoạn thôn Công An bị ngập toàn tuyến dài 200m). Đê Cầu (đoạn thôn Hòa Bình bị ngập 100m); đê Bùi 2 (đoạn thôn Yên Trình bị ngập 200m; đến 7h35’ ngày 12/10/2017 lở 15m đê Bùi 2 đoạn Yên Trình - Tân Tiến, UBND huyện đang chỉ đạo các lực lượng ứng cứu, sơ tán dân); đê cầu Vai Phiêu, xã Hoàng Văn Thụ bị sạt lở 10m.
Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng, huyện đã chỉ đạo các xã huy động lực lượng xử lý các sự cố. Tại xã Tốt Động đã huy động 80 lượt người, 01 máy xúc tham gia hộ đê hữu Bùi dài 300m. Tại xã Thanh Bình, UBND huyện đã huy động quân đội, cán bộ, thanh niên các xã lân cận tham gia hộ đê chống tràn toàn tuyến đê Tả Bùi thuộc địa phận xã Thanh Bình dài 1.200m; di chuyển 1.200 con lợn, 12.000 con gia cầm đến nơi an toàn. Xã Đông Sơn huy động 200 người cứu hộ bể xả trạm bơm Đông Sơn; ngập tràn đê Vàng dài 250m (đoạn Gò Đá Khuỷnh Ngòi). Đường giao thông nông thôn bị hư hỏng 7m (thôn Văn Mỹ, xã Hoàng Văn Thụ).
Huyện đã xây dựng kế hoạch sơ tán 618 hộ với 5.558 nhân khẩu. UBND huyện cùng với các xã, thị trấn, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn đã huy động 1.812 lượt người tham gia hộ đê, sơ tán cứu dân. Ngoài ra, còn huy động 2 xuồng máy, 16 xe ô tô của lực lượng quân đội và nhiều loại phương tiện huy động của nhân dân. Tuy nhiên, hiện một số xã, thị trấn bị ngập nặng như: Thị trấn Xuân Mai (khu Trại màu trồng cây ăn quả), diện tích 22,7ha bị ngập sâu > 2m; xã Thủy Xuân Tiên (các thôn Xân Linh, Xuân Sen, Xuân Thủy, Gò Cáo); các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ đang bị ngập nặng do ảnh hưởng nước sông Bùi dâng cao.
Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đánh giá, huyện Chương Mỹ đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống mưa lũ, nhất là thực hiện phương châm "4 tại chỗ". Huyện đã thực hiện tốt phương châm này trong những ngày qua và tiếp tục có hiệu quả các biện pháp để giảm thiểu các thiệt hại gây ra. Đặc biệt, các lực lượng quân đội, công an như: Sư đoàn 308, Trường Sĩ quan Đặc Công, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Công an thành phố đã vào cuộc chủ động tích cực hỗ trợ địa phương. Người dân cũng rất chủ động, hợp tác cùng với các lực lượng chức năng khắc phục khó khăn, di dời người và tài sản bảo đảm an toàn.
Tuy nhiên, đồng chí cũng lưu ý huyện cần tích cực kiểm tra thực tế, đánh giá những điểm sụt lún, các điểm đê xung yếu. Với diễn biến thất thường của thời tiết nhiều khả năng nước sẽ tiếp tục dâng lên, đặc biệt lũ rừng ngang từ khu vực giáp tỉnh Hòa Bình có thể đổ về vì vậy nhiều khu vực tiếp tục ngập sâu trong nước. Vì vậy, nhiệm vụ cốt lõi vẫn là đảm bảo tính mạng tài sản cho người dân, tránh những tai nạn đáng tiếc như: sập nhà, đổ tường, cây đổ, điện giật. Ngoài ra, Phó chủ tịch cũng yêu cầu Sở NN&PTNT tích cực thực hiện công tác tiêu thoát nước, triển khai các phương án bơm tăng cường tiêu nước để người dân sớm quay trở lại sản xuất.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền huyện Chương Mỹ, các xã trong vùng ngập lụt và các cơ quan thành phố đã tập trung mọi sức lực để khắc phục thiệt hại do mưa lũ, bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, huyện đã có sự chủ động, tích cực và hiệu quả của lực lượng quân đội, công an trong việc hỗ trợ người dân di dời người và tài sản, bảo đảm an ninh trên địa bàn. Đồng chí khẳng định, thành phố đang tập trung mọi lực lượng để cùng với Chương Mỹ khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Lưu ý tình hình mưa lũ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, đồng chí Hoàng Trung Hải chỉ đạo, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bám sát dự báo thời tiết để có biện pháp ứng phó kịp thời. Đồng thời, địa phương cần thực hiện khẩn cấp các biện pháp khắc phục sự cố đê ở xã Hoàng Văn Thụ.
Bí thư yêu cầu huyện và các cấp, các ngành phải bám sát chặt chẽ tình hình dân cư, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, nắm chắc tình hình sức khoẻ, cung cấp nước sạch cho người dân. Các cơ quan chức năng thành phố tập trung mọi biện pháp để bơm rút nước, đồng thời khi nước rút đến đâu phải chăm lo ngay việc phòng, chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm đến đấy.
Theo hanoi.gov.vn 12/10/2017