Đỗ Thanh Nhàn This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Ông bà nội em sinh được 7 người con trong đó có 3 người con trai và 4 người con gái . Sau khi ông bà mất đi có đẻ lại bản di chúc viêt tay nói rõ: chú L được chia phần đất riêng , bố em, cô U và chú N được chia phần đất tổ tiên nhưng trong giáy không viết rõ chia bao nhiêu m2 và ở vị trí nào, trong bản viết tay này có nhiều người chứng kiến nhưng trong giấy chỉ có chữ ký của 1 người làm chứng và bố em , chú L , cô U , chú N. Sau đó bố em , cô U và chú N tự thỏa thuận để chia lại mảnh đất đó lam 3 phần và 1 ngõ đi chung , có sự chứng kiến của 3 người con gái khác , phần đất của cô U và chú N đã được cấp sổ đỏ cách đây 15 năm còn gia đình em do điều kiện kinh tế khó khăn nên mới lấy sổ đỏ cách đây 5 năm. Cách đây 1 tháng gia đình nhà em và gia điình nhà chú N có to tiếng với nhau , chú N đòi chia lại đất dựa theo bản viết tay đó nếu không sẽ kiện nhà en ra tòa. chú còn đi thuyết phục các chị em khác của bố em để kiện nhà em . Xin cho em hỏi liệu gia đình nhà chú N làm vậy có đúng quy định của luật đất đai không ? Có đủ cơ sở pháp lý để thành lập vụ kiện trên không? Cơ quan nhà nước cấp xã, cấp huyện có đủ thẩm quyền để giải quyết vụ việc trên không. Em xin chân thành cảm ơn !
Thanh tra Sở trả lời:
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013:
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013:
- Tại Điều 3: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
- Tại Điều 203 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: “1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”