Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Email :
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tôi hết sức thông cảm với Đồng chí Bộ trưởng, các Thứ trưởng và cán sự trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện đang nỗ lực trong công tác, đặc biệt trong kỳ họp Quốc Hội và những ngày hè nóng bức này. Kính thưa Bộ trưởng Mai Ái Trực, kính thưa Thứ trưởng Đặng Hùng Vừ và cỏc cỏn bộ hiện đang công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Tôi xin đại diện cho 264 hộ dân sinh sống ở đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội xin được hỏi các vấn đề sau và nóng lũng mong cú cõu trả lời sớm vỡ chỳng tụi đang đứng trước nguy cơ bị cưỡng chế mà chưa nhận được phương án đền bù, tái định cư.

 

Khu dân cư chúng tôi hỡnh thành từ những năm 1988-1989 và ở ổn định từ trước đến nay, hiện có tổ chức dân cư, có bản đồ địa chính và hành chính, có các tổ chức, đoàn thể (hội phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, tổ dân phố...), nhà cửa được UBND phường đánh số và địa chỉ theo các tổ 40, 41, 43, 44, 45, phường Thanh Xuân Trung... Hàng năm đều đóng thuế Nhà đất, thanh niên ở đây được gọi đi nghĩa vụ quân sự.v.v...

 

Năm 2001, thành phố Hà Nội cắm biển quy hoạch hai bên đường Khuất Duy Tiến để làm đường Vành đai 3. Về chủ trương làm đường, người dân chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và nhiệt liệt hưởng ứng. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng ở đây kéo dài đó nhiều năm. Sự việc chậm trễ là do Ban quản lý dự án Thăng Long (hiện đang được Thanh tra chính phủ thanh tra) và Chính quyền địa phương cho rằng đất của các hộ dân ở đây là đất nông nghiệp và chỉ được hỗ trợ 30% giá đất đường Khuất Duy Tiến theo bảng giá đất quy định của UBND thành phố Hà Nội. Trớ trêu thay, toàn bộ đất đai đường Khuất Duy Tiến lại được hỡnh thành từ diện tớch đất của các hộ dân nói trên. Hiện nay, chúng tôi chưa hề nhận được quyết định thu hồi đất, chưa nhận được phương án đền bù và tái định cư nhưng mới đây, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân vừa ra một Thông báo số 151/TB-UB ngày 02/06/2006 yêu cầu các hộ dân phải di rời, bàn giao mặt bằng trước ngày 30/06/2006 nếu không sẽ bị cưỡng chế. Theo chúng tôi được biết, Luật đất đai 2003 và Khoản 6. Điều 8. Nghị định 197 của Chính Phủ; Mục 2.3, Khoản 2. Phần II Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quy định về điều kiện để được bồi thường đất và các Thông tư hướng dẫn thi hành khác thỡ đất của chúng tôi (hỡnh thành và đó ở ổn định từ trước ngày 15/10/1993, không có tranh chấp) phải được đền bù 100% theo giá quy định. Bỏ qua những văn bản pháp luật trên, Ban quản lý dự ỏn, Ban giải phúng mặt bằng, Ban Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư quận Thanh Xuân và chính quyền phường vẫn loay hoay tỡm cỏch quy rằng đó là đất nông nghiệp để đền bù theo giá trị 30% của giá đất quy định mà không giải thích tại sao lại là 30%. Phó chủ tịch quận Thanh Xuân kiêm Trưởng ban Giải phóng mặt bằng quận - Ông Hoàng Nam Sơn - trả lời trước nhân dân rằng đất khu vực này của dân đang tranh chấp với Nhà nước (?). Ông Phạm Thanh Xuân, Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung, cho rằng, đất chúng tôi ở đó vi phạm quy hoạch (?) nhưng quy hoạch đường vành đai 3 mới được công bố và cắm biển năm 2001 thỡ xin hỏi chỳng tụi cú vi phạm khụng? Nhõn dõn chỳng tụi và cỏc tổ chức, đoàn thể địa phương không hề được tham gia vào việc xây dựng phương án đền bù, tái định cư theo quy định của pháp luật. Ngày 06/06/2006, toàn bộ dân cư trong các tổ 45, 44, 43, 41, 40 đó kộo đến UBND phường trả lại Thông báo số 151 nói trên với những chất vấn mà UBND phường không thể giải thích được nhưng vẫn khăng khăng về việc đất của chúng tôi đang ở là đất nông nghiệp. Đây không phải là lần đầu nhân dân trong khu vực bất bỡnh và phẫn nộ vỡ rất nhiều đơn thư, đơn khiếu nại gửi đi các cấp đều không hề nhận được hồi âm. Qua những thông tin trên, chúng tôi xin được hỏi:

 

1. Trường hợp đất của chúng tôi có được đền bù 100% không? Tại sao?

 

2. Ban giải phóng mặt bằng quận Thanh Xuân và phường Thanh Xuân Trung làm như vậy có đúng trỡnh tự giải phúng mặt bằng khụng và việc truy tỡm nguồn gốc đất của chúng tôi từ trước ngày 15/10/1993 để lập phương án đền bù có vi phạm khoản 1. Điều 172 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP không?

 

3. Một câu hỏi khác: Trong trường hợp của chúng tôi, liệu Bộ Trưởng và các Thứ trưởng có bố trí được việc thanh tra đột xuất về tiêu cực đất đai như báo Vnexpress.net đó nờu khụng?

 

Bộ trưởng có thể tham khảo thông tin về giải phóng mặt bằng rất tiêu cực ở khu vực này tại các trang web sau:

 

http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?CatId=20&NewsId=51699

 

http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,156478)

 

Thay mặt hơn 264 hộ dân ở đây, tôi xin trân trọng cảm ơn Đồng chí Bộ trưởng, kính chúc Bộ trưởng và các cộng sự sức khoẻ, hạnh phúc.

 

Mọi thụng tin xin liờn hệ theo số mỏy 0913 564 091 hoặc hũm thư điện tử This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Lê Trung Kiên.

Trả lởi
Ngày 15/05/2006, UBND thành phố Hà Nội đó cú văn bản số 1977/UB-NNĐC chấp thuận nguyên tắc chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng xây dựng đường vành đai 3 (đoạn qua quận Thanh Xuân) đang thực hiện dở dang, như sau:

 

1. Về giá đất làm căn cứ lập phương án bồi thường hỗ trợ: UBND thành phố cho phép UBND quận Thanh Xuân và ban quản lý dự án Thăng Long căn cứ các Quyết định số 05/2006/QĐUB ngày 03/01/2006 của UBND Thành phố ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2006 và các Quyết định số 6562/QĐUB ngày 30/10/2003, số 7110/QĐUB ngày 26/10/2004 và số 9422/QĐUB ngày 23/12/2004 của UBND thành phố phê duyệt các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đường vành đai 3 (giai đoạn 1) trên địa bàn quận Thanh Xuân, theo các vị trí đất tương ứng nếu mức giá nào cao hơn thỡ lấy mức giỏ đó làm căn cứ lập phương án bồi thường hỗ trợ.

 

2. Các trường hợp được bồi thường: căn cứ các quy định về điều kiện được đền bù theo quy định của Nghị định 197/2004/NĐCP của Chính phủ ngày 03/12/2004, UBND quận Thanh Xuân xem xét quyết định.

 

3. Các trường hợp sử dụng đất ở có nguồn gốc không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của Nghị định 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 116/2004/TTBTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính: UBND quận Thanh Xuân căn cứ nguồn gốcvà quá trỡnh sử dụng nhà, đất, xác nhận của chính quyền địa phương để quyết định các mức hỗ trợ về đất, cụ thể cho từng loại:

 

- Đối với các chủ sử dụng đất có nguồn gốc tự chuyển đổi đất Nông nghiệp, ao hồ sang làm nhà ở đến ngày có quyết định thu hồi đất của Nhà nước (Quyết định số 4664/QĐUB ngày 17/08/2001) thỡ hỗ trợ bằng 30% giỏ đất ở theo vị trí quy định cho diện tích thực tế xây dựng công trỡnh, nhưng tối đa không quá 60m2/ chủ sử dụng đất. Phần diện tích đất cũn lại được bồi thường theo giá đất nông nghiệp.

 

- Đối với các chủ sử dụng đất có nguồn gốc đất nông nghiệp tự chuyển đổi sang làm nhà ở sau ngày có quyết định thu hồi đất của nhà nước (17/08/2001) đến nay chỉ hỗ trợ bằng 20% giá đất ở theo vị trí quy định cho diện tớch thực tế xõy dựng cụng trỡnh, nhưng tối đa không vượt quá 60m2/ chủ sử dụng đất. Phần vượt diện tích đất cũn lại được bồi thường theo giá đất nông nghiệp.

 

4. Căn cứ chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư như trên Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Thanh Xuân công bố công khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư trỡnh duyệt theo quy định. Để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ, UBND Thành phố cho phép UBND quận Thanh Xuân vừa tiến hành việc công bố công khai chính sách, vừa lập, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tổ chức thực hiện theo quy định.