Tham khảo Giao lưu trực tuyến tại tỉnh Lai Châu

Email :
Tham khảo Giao lưu trực tuyến tại tỉnh Lai Châu

 

           

 

 

 

Họ tên:       Trần Đình Bảng (31 tuổi )

- Địa chỉ:    Phong Thổ

- Email:      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi:   Hỏi: Xin hỏi Sở Tài nguyên môi trường gia đình tôi thuộc diện bị đền bù giải toả công trình nhà nước. Đất của gia đình tôi thuộc đất ở nông thôi. Theo cán bộ phòng tài nguyên xác định là giáp với vị trí 3 theo phân chia đường là theo cách phân chia của Quyết định 38 của tỉnh là khu vực 1 chia làm 3 vị trí. Vị trí 1,2,3 có giá khác nhau vậy ngoài vị trí 3 là vị trí còn lại có đúng không.

Theo quyết định 38 thì khu vực 2 là khu vực giáp với khu vực 1 vậy vị trí đất gia đình tôi có thuộc khu vực 2 hay không và nếu là khu vực 2 thì thuộc vị trí nào vì vị trí 1 của khu vực 2 có giá cao hơn cả vị trí 3 khu vực 1.

 

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

Do câu hỏi của bạn không rõ vị trí đất bạn ở nào và cách đường bao nhiêu mét nên chúng tôi không thể trả lời chính xác câu hỏi của bạn, tuy nhiên chúng tôi xin đưa ra cách xác định khu vực, vị trí theo Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 để bạn đối chiếu, như sau:

Khu vực 1: Đất có mặt đường tiếp giáp với trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, giao thông nông thôn tại trung tâm xã, cụm xã hoặc ngã ba đường; tiếp giáp khu thương mại, dịch vụ, chợ, khu du lịch, công nghiệp, bến cảng có khả năng sinh lợi cao, có kết cấu hạ tầng tốt, thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ

- Vị trí 1: + Đất tiếp giáp vỉa hè hoặc chỉ giới giao thông đến 40 m

- Vị trí 2: + Đất sau mét thứ 40 của vị trí 1 đến mét thứ 100

- Vị trí 3: + Đất sau mét thứ 100 của vị trí 2 đến mét thứ 160

Khu vực 2: Đất có mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông liên xã, liên thôn, bản; đất tiếp giáp với khu vực 1; khu vực đất có khả năng sinh lợi, kết cấu hạ tầng và điều kiện sinh hoạt, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kém thuận lợi hơn khu vực 1

- Vị trí 1: + Đất tiếp giáp đường giao thông đến 40 m

- Vị trí 2: + Đất sau mét thứ 40 của vị trí 1 đến mét thứ 100;

                       + Đất tiếp giáp khu vực 1 đến 60 m

Khu vực 3: Vị trí còn lại trên địa bàn xã.

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Hà Khắc Hiếu (50 tuổi )

- Địa chỉ:    Phường Tân phong

- Email:     

Hỏi:   Hỏi: Đất được giao để xây nhà công vụ đã đóng tiền sử dụng đất và có sổ đỏ do tổ chức đứng tên (1990). Nay tổ chức phân phối cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan, CBCNV được phân phối đã nộp tiền cho cơ quan. Cho tôi hỏi Sở: Nay muốn chuyển quyền sử dụng đất cho từng CBCNV có được không? Thủ tục như thế nào? Tiền chuyển mục đích sử dụng tính như thế nào?

 

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

         - Đất được giao cho tổ chức để xây dựng nhà công vụ. Nay tổ chức phân phối cho CBCNV trong cơ quan là sai thẩm quyền theo quy định của Luật đất đai.

- Nay muốn chuyển quyền sử dụng đất cho từng CBCNV, thì tổ chức đó phải lập Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dự án đầu tư của tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư (điểm b khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai). Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 36 Luật đất đai năm 2003 quy định (Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở).

- Tiền chuyển mục đích sử dụng đất theo khoản 2 điều 6 Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

 

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Trần Văn Định (28 tuổi )

- Địa chỉ:    TX Lai Châu

- Email:      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi:   Tôi có 5000 m2 tại thị trấn PaSo huyện Phong Thổ đã được đền bù giải toả năm 2004. Trong 5000 m2 đó đã cấp lại cho DN của tôi 1000m2, còn lại 4000 m2 cấp cho DNXD HH làm dịch vụ thuơng mại. Nhưng từ đó đến nay DNXD HH không làm gì. DN của tôi đã và đang kinh doanh nhà hàng khách sạn, nay muốn mở rộng diện tích kinh doanh. Tôi muốn xin lại mảnh đất 4000 m2 đất trên của DNXD HH có được không?   Nếu được thì tôi phải làm thủ tục như thế nào?

Và xin hỏi tại sao từ năm 2004 đến nay DNXD HH không thực hiện dự án mà không bị nhà nước thu hồi đất?

Mong Sở TN&MT cho ý kiến!

 

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

1. Theo quy hoạch xây dựng đô thị thị trấn Pa So huyện Phong Thổ. Khu đất mà ông hỏi là khu quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại của huyện, nhà nước đã thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất đầu tư kinh doanh thương mại dịch vụ, trong đó có gia đình ông được thuê 1000 m2 sử dụng vào mục đích kinh doanh nhà hàng khách sạn. Ông muốn mở rộng kinh doanh trên cơ sở xin lại mảnh đất nhà nước đã thu hồi, bồi thường cho gia đình ông và đã cho công ty TNHH Hưng Hải (không phải DNXD HH như ông nêu) thuê đất. Là không thể được vì hiện nay công ty TNHH Hưng Hải đang có quyền sử dụng.

2. Công ty TNHH Hưng Hải xin thuê đất từ 11/2003 theo quyết định số 1893/QĐ-UBND ngày 06/11/2003 đến nay chưa đưa vào sử dụng mà nhà nước chưa thu hồi vì các lý do sau đây:

- Công ty TNHH Hưng Hải được UBND tỉnh chấp thuận cho phép thuê đất để sử dụng vào mục đích xây dựng kinh doanh nhà hàng khách sạn. Do đô thị thị trấn Pa So cơ sở hạ tầng đang được đầu tư các yếu tố đảm bảo cho nhà đầu tư hoạt động kinh doanh chưa đáp ứng, nên công ty TNHH Hưng Hải chưa triển khai đầu tư theo dự án được duyệt.

- Trong tình hình lạm phát suy giảm kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị một số khu vực chưa đảm bảo các yếu tố đảm bảo cho đầu tư có hiệu quả kinh tế nên một số khu vực các nhà đầu tư chưa triển khai xây dựng trong tình hình đó cơ quan quản lý nhà nước chưa kiểm tra, xem xét việc quản lý sử dụng đất đã giao, cho thuê đối với các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh trong đó có diện tích của công ty TNHH Hưng Hải thuê tại vị trí nêu trên.

3. Trong thời gian tới tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, xem xét cụ thể nếu doanh nghiệp nào không còn nhu cầu hoặc không cam kết tiến độ thực hiện thì sẽ thu hồi theo quy định của pháp luật. Nếu công ty TNHH Hưng Hải  trả lại đất hoặc bị thu hồi khi đó nếu dự án đầu tư của ông được cấp có thẩm quyền cho phép thì ông được phép thuê đất sử dụng theo quy định./.

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       hà kiều Oanh (42 tuổi )

- Địa chỉ:    P quyết thắng

- Email:     

Hỏi:   Tại mảnh đất của gia đình tôi. Trong khi đào thì phát hiện tại có Quặng, gia đình tôi tiến hành khai thác thì chính quyền địa phương đến lập biên bản và không cho khai thác.

 Tôi muốn hỏi là gia đình tôi có được khai thác không? và có phải làm thủ tục với địa phương không! Thủ tục đó như thế nào? theo quy định nào?

 

 

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

Do câu hỏi của ông không nêu rõ là đất thổ cư hay đất nông nghiệp của gia đình và loại quặng gì, vì vậy chúng tôi xin nêu hai trường hợp để ông tham khảo.

1.     Nếu khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường.

Nếu tại mảnh đất của gia đình ông (đất ở) phát hiện có khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường (gồm cát, đá, cuội, sỏi, sét làm gạch...), theo quy định tại mục b, điểm 3, khoản 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 41 của Luật Khoáng sản)  Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản số 46/2005/QH11ngày 14/6/2005, gia đình ông được khai thác mà không phải xin cấp giấy phép, nhưng sản phẩm chỉ được phục vụ cho việc xây dựng tại chỗ của gia đình ông, không được vận chuyển để xây dựng tại nơi khác và không được khai thác để bán.

2. Nếu khoáng sản không phải là vật liệu xây dựng thông thường.

Nếu như khoáng sản không phải là vật liệu xây dựng thông thường (gồm khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp...không phải là khoáng sản vật liệu xây dựng nêu trên) thì gia đình ông không được phép khai thác, việc chính quyền địa phương đến lập biên bản không cho ông khai thác là đúng theo quy định của pháp luật.

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       mai thu hien (36 tuổi )

- Địa chỉ:    phuong Quyet Thang - thi xa Lai Chau

- Email:      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi:   cho tôi xin hỏi 1 câu nữa: Tôi có mua 1 mảnh đất 800m2 của một cán bộ Huyện, mảnh đất này trước là của trường Đảng huyện. Huyện cấp cho 2 cán bộ thuộc huyện uỷ ( không có quyết định) năm 1989. Năm 1911tôi mua lại mảnh đất trên chỉ có giấy tờ viết tay của 2 gi đình ( không có chính quyền làm chứng). Tôi sử dụng từ trước đến nay. Bây giờ tôi muốn làm sổ đỏ 800m2 , vậy mảnh đất trên của tôi có được coi là đất thổ cư không?  hoặc được bao nhiêu m2 là đất thổ cư? và làm sổ đỏ có mất nhiều tiền không? Làm sổ đỏ cần những giấy tờ gì? và nộp những khoản gì?

 

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

Trường hợp của gia đình chị hỏi thuộc đối tượng sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 và chưa có các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật đất đai; chỉ có giấy tờ chuyển nhượng viết tay, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng chưa có chủ trương thu hồi đất bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.

Việc xác định diện tích đất được công nhận là đất thổ cư theo quy định tại khoản 3 điều 8 Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 6/3/2006 của UBND tỉnh Lai Châu. Cụ thể:

+ Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở được hình thành sau ngày 18/12/1980 đến trước ngày 1/7/2004 (ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành) mà trong hồ sơ địa chính hoặc trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 nay được ủy ban nhân dân xã phường thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993) mà không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau.

a. Trường hợp diện tích đất lớn hơn hạn mức đất ở quy định tại các điều 4, 5, 6 quy định này ( Điều 4 quy định đất đô thị hạn mức 105 m2; đất ngoài quy hoạch đô thị tại phường thị trấn hạn mức 120 m2; các thôn, bản, xóm  thuộc phường, thị trấn 200 m2; Điều 5 quy định đất ven đô thị giáp các phường, thị trấn tại trung tâm xã, đường quốc lộ, tỉnh lộ 120m2; đất ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, ngã ba, ngã tư có khả năng sinh lời lớn 150 m2; Điều 6 quy định đất ở nông thôn 400 m2; dân tộc thiều số có nhiều thế hệ cùng chung sống han mức 800 m2)  thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức đất ở tại khu vực đó.

b, Trường hợp diện tích đất nhỏ hơn hạn mức đất ở quy định tại các điều 4, 5, 6 quy định (như hạn mức tại phần a) này thì diện tích đất ở được xác là toàn bộ diện tích thửa đất đó.

Phần diện tích ngoài hạn mức gia đình muốn chuyển thành đất thổ cư thì phải nộp tiền  sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 198/2004/NĐ-CP.

+ Khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (làm sổ đỏ) cần thực hiện các thủ tục (theo quy định tại điều 136 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP)

Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ gồm có:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2,5 Điều 50 Luật đất đai (nếu có)

- Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Văn bản xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường về nguồn gốc sử dụng đất. tình trạng tranh chấp đất đai.

Gia đình chị phải nộp các khoản tiền theo quy định của pháp luật. Chi cục thuế thị xã sẽ hướng dẫn cụ thể .

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Trần Văn Định (28 tuổi )

- Địa chỉ:    TX Lai Châu

- Email:      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi:   Trên đường từ nhà đến cơ quan tôi thấy đường rất ô nhiễm do bụi bẩn của đường đang thi công, cát sỏi, vật liệu xây dựng đổ xuống đường... tuyến đường đã thi công hơn 1 năm nay, chỉ thấy đào lên, đặt cống mà không có biện pháp xử lý ô nhiễm trong thi công. Và người chịu ảnh hưởng trực tiếp là những người đi đường như chúng tôi. Vậy chúng tôi phải kêu ai, ở đâu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình? sao không thấy cơ quan chức năng sở TNMT kiểm tra hay xử phạt gì vậy?

 

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

Trả lời:

Trước hết, Sở Tài nguyên và Môi trường rất cảm ơn tác giả câu hỏi trên đã có ý thức bảo vệ môi trường.

Theo khoản 2, Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”. Như vậy, nếu mọi cá nhân phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đều có quyền và trách nhiệm phản ánh đến các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý môi trường.

Với thắc mắc trên, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:

- Phản ánh đến cơ quan nào khi phát hiện các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:

Theo điểm c, khoản 3, Điều 122 của Luật Bảo vệ môi trường quy định trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã/phường tại địa phương mình quản lý: với trường hợp này, cá nhân phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì phản ánh đến UBND phường nơi dự án này đang thi công để UBND xã/phường kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền của UBND phường, nếu nhận thấy vi phạm này vượt thẩm quyền xử lý của UBND phường thì UBND phường có trách nhiệm báo cáo UBND cấp trên trực tiếp giải quyết.

- Tại sao không thấy cơ quan chức năng của Sở TNMT kiểm tra hay xử phạt gì:

Phải khẳng định lại rằng, Sở TNMT thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh đối với các hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền của Sở TNMT. Do nhiều yếu tố khách quan, tỉnh Lai Châu mới được chia tách và thành lập, Thị trấn Phong Thổ (cũ) được lựa chọn để xây dựng Thị xã Lai Châu mới, khối lượng xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, mặt khác, tỉnh đang gấp rút tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng để chuẩn bị kỉ niệm 100 thành lập tỉnh, 60 năm thành lập Đảng bộ tỉnh và 5 năm chia tách tỉnh nên trên địa bàn thị xã có thể có một số khu vực vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự chung tay của toàn xã hội, bao gồm: ý thức trách nhiệm của đơn vị chủ dự án; ý kiến phản ánh kịp thời của nhân dân đến UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn về quản lý môi trường (phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện/thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường) và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường với chức năng là cơ quản lý chuyên môn quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về môi trường để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ./.

 

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Trần Văn Định (28 tuổi )

- Địa chỉ:    TX Lai Châu

- Email:      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi:   Xin cho tôi hỏi:

- các căn cứ pháp lý hiện hành để xác định tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính (Không phải tỷ lệ đo vẽ cơ bản)?

- Trong quy phạm thành lập BĐĐC tỷ lệ 1/200,1/500... có đề cập đến số thửa trên 1ha. Vậy nếu chưa đo vẽ, chưa có BĐ giải thửa hoặc tài liệu tương tự (Đo mới hoàn toàn) thì căn cứ vào đâu để tính số thửa/ha. và nếu có thì cách tính như thế nào?

- Đo đạc đền bù giải toả có tuân thủ theo các quy định như đo bản đồ địa chính không? có phải xây dựng thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình như đo địa chính không? nếu phải xây dựng thì có được tính kinh phí của khâu thiết kế vào dự toán không? Trường hợp đo giải thửa của 1 đoạn đường chẳng hạn, nếu căn cứ vào tỷ lệ thửa/ ha để xác định tỷ lệ đo vẽ thì theo tôi nghĩ là không phù hợp.

Kính mong Sở TN&MT cho ý kiến!

 

 

 

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

            Câu hỏi 1: Các căn cứ hiện hành để xác định tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính (Không phải tỷ lệ đo vẽ cơ bản)?

 

                Trả lời: Tại khoản 1.7 của Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10.000 quy định:

“1.7. Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính: phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn về giao thông, về kinh tế, về mức độ chia cắt địa hình, về độ che khuất, về quan hệ xã hội… của từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên một (01) ha, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù hợp. Không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính xã phải lập bản đồ địa chính ở cùng một tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính xã.

Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau:

1. Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định từ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.

2. Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng:

a) Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500.

b) Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000.

c) Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000.

3. Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000.

4. Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ. Khu vực đất đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000.

5. Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ cho toàn khu vực.

Ngoài qui định chung về tỷ lệ cơ bản của bản đồ địa chính nêu trên, trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã khi thành lập bản đồ địa chính do có những thửa đất nhỏ, hẹp xen kẽ có thể trích đo riêng từng thửa đất nhỏ hẹp đó hoặc một cụm thửa hay một khu vực ở tỷ lệ lớn hơn.

Cở sở để chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản và tỷ lệ trích đo phải nêu chi tiết trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình (viết tắt là TKKT-DT) thành lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính của đơn vị hành chính hay khu vực (sau đây gọi chung là khu vực) cần lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.

           Trong trường hợp thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn dãy tỷ lệ nêu trên, phải tính cụ thể các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đảm bảo yêu cầu về quản lý đất đai và đảm bảo độ chính xác của các yếu tố nội dung bản đồ ở tỷ lệ lựa chọn trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình”.

 

          Câu hỏi 2: Trong quy phạm thành lập BĐĐC tỷ lệ 1/200, 1/500…có đề cập đến số thửa trên 1 ha. Vậy nếu chưa đo vẽ, chưa có BĐ giải thửa hoặc tài liệu tương tự ( Đo mới hoàn toàn) thì căn cứ vào đâu để tính số thửa/ha và nếu có thì cách tính như thế nào?

Trả lời

        Theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10.000 không quy định số lượng thửa đất/01 ha để chọn tỷ lệ bản đồ, mà số lượng thửa đất/01 ha chỉ để xác định mức độ khó khăn. Trước khi lập dự án phải tiến hành khảo sát ngoài thực địa để xác định số thửa bình quân/01 ha, loại đất, địa hình và khu vực đo vẽ để lập dự toán kinh phí. Số thửa bình quân/01ha được xác định chính xác khi kiểm tra nghiệm thu và là cơ sở để thanh quyết toán.

 

        Câu hỏi 3: Đo đạc đền bù giải tỏa có tuân thủ theo các quy định như đo bản đồ địa chính không? Có phải xây dựng thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình như đo địa chính không? Nếu phải xây dựng thì có được tính kinh phí của khâu thiết kế vào dự toán không? Trường hợp đo giải thửa của một đoạn đường chẳng hạn, nếu căn cứ vào tỷ lệ thửa/ha để xác định tỷ lệ đo vẽ thì theo tôi nghĩ là không phù hợp.

Trả lời

       + Việc đo đạc phục vụ đền bù giải tỏa phải tuân thủ đầy đủ các quy định như đo vẽ bản đồ địa chính (kể cả đo đạc giải thửa của 1 đoạn đường).

      + Phải xây dựng thiết kế kỹ thuật-dự toán công trình như đo đạc bản đồ địa chính và được tính kinh phí lập dự án theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC, ngày 27/02/2007 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn lập dự toán công tác đo đạc bản đồ và quản lý đất đai.

 

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       mai thu hien (37 tuổi )

- Địa chỉ:    phuong Quyet Thang - thi xa Lai Chau

- Email:      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi:   Tôi là công dân Phường Tân Phong - thị xã Lai Châu, năm 1987 UBND huyện Phong Thổ cấp cho gia đình tôi 1 lô đất  hiện gia đình đang ở với diện tích là 600m2, lúc cấp cán bộ phòng quy hoạch nói là đất nhiều đá 80%. Tuy rất rộng nhưng chỉ tính 600m2 thôi. Không có sơ đồ chỉ nói phía Tây giáp đường, phía Đông giáp mỏ đá...V/v. Bây giờ có đoàn đo đạc của Tài nguyên đo lại: Diện tích 3000m2 . Vậy 3000m2 đất nhà tôi có được coi là đất thổ cư không (nhà tôi có hàng rào, đất không tranh chấp với ai kể từ năm 1987 cho đến bây giờ)

 

 

Sở TNMT Lai Châu trả lời:

Trong câu hỏi của bạn không nêu rõ các thông tin:

          - Tổng diện tích đất mà bạn đang sử dụng là bao nhiêu mét vuông;

          - Thửa đất mà bạn đang sử dụng có phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hay không.

          Do đó chúng tôi đưa ra các trường hợp để bạn so sánh, đối chiếu với trường hợp của bạn như sau:

          Trường hợp 1

          Tại thời điểm xin cấp GCNQSDĐ thửa đất bạn đang sử dụng phù hợp với quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và chưa có quyết định thu hồi đất trong trường hợp phải thu hồi thì được cấp GCNQSDĐ theo quy định sau:

          - Nếu diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 06/3/2006 của UBND tỉnh Lai Châu thì toàn bộ diện tích đang sử dụng được công nhận là đất ở và không phải nộp tiền sử dụng đất.

          - Nếu diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức diện tích quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND được thực hiện như sau: (theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP)

          a) Tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với đất thuộc vùng đã có quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (gọi chung là quy hoạch) được xét duyệt mà việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đó và chưa có quyết định thu hồi đất trong trường hợp đất phải thu hồi thì được cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp thửa đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng diện tích không phải nộp tiền sử dụng đất không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 06/3/2006 của UBND tỉnh Lai Châ