Tham khảo Giao lưu trực tuyến tại tỉnh Hà Nam

Email :
Tham khảo Giao lưu trực tuyến tại tỉnh Hà Nam

 

           

 

 

 

Họ tên:       Đinh Viết Hùng (45 tuổi )

- Địa chỉ:    Đường Kênh- Của Bắc- Nam định

- Email:     

Hỏi:   Tôi có câu hỏi dành cho bộ trường: Trong bài “1.200 dự án “treo” trên cả nước” của tác giả Huyền Ngân có viết: “…..Đến nay, cả nước có khoảng 1.200 dự án “treo” với diện tích trên 130.000 ha, trong đó có 670 dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp với diện tích 48.000 ha; 230 dự án xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với diện tích 14.000 ha; 180 dự án xây dựng, chỉnh trang khu đô thị và khu dân cư nông thôn với diện tích 3.900 ha. Các địa phương có nhiều dự án “treo” gồm: Nam Định (80 dự án), Tp.HCM (50), Quảng Nam (50), Đồng Nai (40), Vĩnh Phúc (32), Hà Nội (29), Cần Thơ (24), Bà Rịa - Vũng Tàu (24), Hải Dương (18), Đà Nẵng (16), Khánh Hòa (10)……” .Đăng trên báo dantri.com.vn ngày 26/5/2009. Đến giai đoạn này vơí chức năng quản lý nhà nứơc cuả mình về TN&MT đã giải quyết tình trạng quy hoạch treo đến đâu rồi. Xin cảm ơn bộ trưởng

 

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Trả  lời:

     

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006-2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng.

     Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” dự án “treo”. Trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ duy trì việc kiểm tra, thanh tra để tiếp tục phát hiện và xử lý các trường hợp quy hoạch “treo” dự án “treo”.

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Nguyễn Quang Hưng (54 tuổi )

- Địa chỉ:    Thôn Tân Hưng, xã Thanh Tân

- Email:     

Hỏi:   Hiện nay tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh rất phổ biến, nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra, báo chí và nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã lên tiếng nhưng chúng tôi không thấy sở TNMT với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có  biện pháp nào để ngăn chặn và giảm bớt những sai phạm trên, ngoài ra thái độ nhũng nhiễu, tham nhũng trong việc cấp phép khai thác khoáng sản của cơ quan chuyên môn sở TNMT cũng đang là vấn đề nhức nhối và bức xúc của các doanh nghiệp khai thác đá, chúng tôi nhiều lần gửi đơn lên lãnh đạo tỉnh và các cơ quan pháp luật nhưng không hề được xem xét. Đề nghị lãnh đạo sở TNMT trả lời một số vấn đề sau:

1. Những họat động khai thác đá, đất san lấp trái phép có được lãnh đạo sở quan tâm không, cơ quan chuyên môn có báo cáo không. Nếu có tại sao vẫn để xảy ra hàng năm nay . Trách nhiệm của sở đến đâu.

2. Việc khai thác đất trái phép ở Thanh nghị không được ngăn chặn, môi trường khu vực khai thác không được phục hồi, sở có biện pháp gì để xử lý sai phạm trong đó có cả sai phạm của cán bộ sở và  biện pháp để phục hồi môi trường trong khi các doanh nghiệp khai thác đất đã bỏ đi

3. Lãnh đạo sở có vô tình hay cố tình làm ngơ trước dư luận xã hội về những tiêu cực trong việc cấp phép khoáng sản để bao che cho những sai phạm của cấp dưới hay không

Trên đây là một số bức xúc của chúng tôi. Đề nghị sở TNMT trả lời. Xin cảm ơn

 

 

 

Sở TNMT Hà Nam trả lời:

Chào ông Nguyễn Quang Hưng ( 54 tuổi )

Thôn Tân Hưng, xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm

Theo phản ánh của UBND xã Thanh Tân, thôn Tân Hưng chỉ có ông Hưng làm nghề đóng tàu, qua liên hệ ông Hưng không hỏi hoặc kiến nghị về những nội dung liên quan đến công tác quản lý khoáng sản.

Câu hỏi của ông không có sự việc cụ thể (như tên cá nhân, tổ chức, vị trí địa điểm, thời gian vi phạm......) nên sở Tài nguyên và Môi trường chưa có cơ sở để trả lời ông.

Đề có thể trao đổi, trả lời chi tiết đề nghị ông lên phản ánh trực tiếp với lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường vào ngày thứ 5 hàng tuần. Địa chỉ xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

 

           

 

 

           

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Tran Ngoc Chau (38 tuổi )

- Địa chỉ:    Phu Ly

- Email:      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi:   Xin chao Chuong trinh giao luc truc tuyen So Tai nguyen Moi truong Ha Nam

Duoc biet So co to cchuc chuong trinh giao luu truc tuyen. Toi co mot so van de muon hoi nhu sau:

Toi moi mua 1 manh dat thuoc xa Liem Chinh - TP Phu Ly voi dien tich 120 m2, loai dat tho canh.

1. Xin hoi khi toi mua manh dat nay phai dong nhung khoan the gi? Dieu nao trong luat dat dai quy dinh?

2. Toi muon lam nha tren manh dat do thi viec chuyen muc dich su dung sang dat o phai nop bao nhieu tien thue.

3. Cac loai thu tuc tren toi phai lam o dau? Thoi gian bao nhieu  ngay thi toi co the lay duoc bia do?

Xin Tran trong cam on ./.

 

 

Sở TNMT Hà Nam trả lời:

1. Câu hỏi của ông nêu không rõ ràng về vị trí nhận chuyển nhượng, ông có thuộc đối tượng được phép nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp theo điều 103 Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ hay không? mảnh đất của ông nhận chuyển nhượng có phù hợp quy hoạch được duyệt để được chuyển mục đích hay không? Để được trả lời cụ thể ông cần phải nêu rõ các vấn đề sau:

- Gia đình ông là đối tuợng sản xuất nông nghiệp hay không?

- Đã có đất ở chưa?

- Đất nhận chuyển nhượng có vị trí cụ thể tại đâu?

- Quy hoạch thửa đất đó có trong quy hoạch để sử dụng làm đất ở hay không?

Nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể câu hỏi của ông được.

2. Về nghĩa vụ thuế ông có thể liên hệ với chi cục thuế thành phố Phủ Lý để được hướng dẫn.

3. Các thủ tục về hồ sơ chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất làm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Phủ Lý.

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Nguyễn Năng (50 tuổi )

- Địa chỉ:    Thanh Liêm

- Email:     

Hỏi:   Tôi xin được hỏi quy định về cơ sở sản xuất đồ gỗ. Bởi hiện nay trong khu dân cư chúng tôi đang sinh sống có một vài hộ gia đình sản xuất đồ gỗ gây tiếng ồn và bụi làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của bà con. Xin cho chúng tôi  biết quy trình xử lý các cơ sở như vậy

 

 

Sở TNMT Hà Nam trả lời:

 “Tôi xin hỏi một số quy định của cơ sở sản xuất đồ gỗ? Quy trình xử lý cơ sở sản xuất đồ gỗ gây ô nhiễm môi trường? Hiện trong khu dân cư chúng tôi sinh sống có vài cơ sở làm đồ gỗ gây tiếng ồn lớn và bụi ảnh hưởng đến môi trường sống của bà con. Xin các đồng chí cho biết các chế tài xử lý đối với những cơ sở này như thế nào? Quy trình xử lý? ... để đảm bảo trả lại cuộc sống bình yên cho bà con khu phố.”

Xin cảm ơn Ông đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, xin ông nêu rõ về quy định gì về cơ sở sản xuất đồ gỗ, nếu ông hỏi về các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sản xuất chế biến gỗ, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định tại Điều 35, Điều 37 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005, cụ thể như:

- Doanh nghiệp phải có cam kết bảo vệ môi trường (hoặc Đề án bảo vệ môi trường nếu đơn vị đang hoạt động mà chưa có cam kết bảo vệ môi trường) trình UBND cấp huyện xác nhận, nếu công suất chế biến dưới 5000m3 gỗ/năm. Nếu công suất trên 5000m3 gỗ/năm thì cơ sở phải làm Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc Đề án bảo vệ môi trường nếu đơn vị đang hoạt động mà chưa có báo cáo bảo vệ môi trường) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Theo phụ lục Danh mục các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).

- Trong quá trình hoạt động sản xuất, cơ sở phải có các hệ thống xử lý khí, bụi, tiếng ồn,...

- Hàng năm cơ sở phải tổ chức đo quan trắc môi trường đối với khí, bụi, tiếng ồn,...

2. Chế tài xử lý đối với các cơ sở này tùy từng mức độ vi phạm nặng, nhẹ  cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý theo quy định tại Điều 11 “về vi phạm các quy định về thải khí, bụi” và Điều 12 “về vi phạm các quy định về tiếng ồn” của Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Rất mong Ông thường xuyên cộng tác với chúng tôi trong công tác bảo vệ môi trường, để môi trường tỉnh ta ngày một thêm xanh-sạch-đẹp./.

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       TRINH QUOC HUONG (27 tuổi )

- Địa chỉ:    TO 10 PHUONG QUANG TRUNG THANH PHO PHU LY TINH HA NAM

- Email:      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi:   toi thay nhung dong song cua ha nam cho thang mau den vi su o nhiem moi truong ngay cang nang . nguyen nhan chu yeu la tu thu do ha noi chay ve . toi muon hoi so tai nguyen da biet chua va co ke hoach phoi hop voi bo tai nguyen va moi truong giai quyet nhu the nao de cho dong song cho lai xanh sach nhu ngay xua . la nguoi dan song ben canh dong song nhue  . toi ko the chap nhan su o nhiem nhu vay neu nhu so ko co giai phap kien quyet thi trong thoi gian ko xa nguoi dan ha nam se bi anh huong nang ne den suc khoe . cai thiet hai truoc mat ta da thay rat ro do la ko con ton tai mot loai sinh vat nao duoi dong song . mach nuoc ngam dang bi o nhiem tram trong .

 

 

Sở TNMT Hà Nam trả lời:

Trả lời câu hỏi giao lưu trực tuyến.

Câu hỏi của bạn Trinh Quoc Huong-TP. Phủ Lý: Tôi thấy những dòng sông của Hà Nam trở thành mầu đen vì sự ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, nguyên nhân chủ yếu là từ thủ đô Hà Nội chảy về. Tôi muốn hỏi Sở Tài nguyên và Môi trường đã biết chưa và có kế hoạch phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết như thế nào để cho dòng sông trở lại xanh sạch như ngày xưa…

 

Xin cám ơn bạn đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Vấn đề ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang Sở tài nguyên và Môi trường xin trả lời như sau:  

Như ban đã biết, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy là do nước thải chưa được xử lý từ Hà Nội chảy về; bên cạnh đó nước thải của một số doanh nghiệp, khu dân cư trên lưu vực trong địa bàn tỉnh chưa qua xử lý thải ra môi trường cũng góp phần làm ô nhiễm nước sông, đặc biệt về mùa khô.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm và hạn chế thiệt hại do ô nhiễm môi trường:

- Nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống Cống - Âu thuyền Tắc Giang, cống - âu thuyền Phủ Lý, đập Phúc và nạo vét sông Châu Giang, công trình đang được xây dựng và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2009. Khi hoàn thành sẽ lấy nước sông Hồng (36m3/s) để tiếp cho sông Châu Giang, sông Đáy Nhà nước cũng đã có dự án xây dựng đầu mối Cống Liên Mạc để cung cấp nước vào mùa khô, như vậy khi dự án này hoàn thành nước sông Châu Giang và sông Đáy sẽ được pha loãng, giảm thiểu được ô nhiễm.

- Năm 2005 tại cuộc họp giao ban với các tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ, Đáy tháng 12 năm 2005; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Thành phố Hà Nội từ 15/10 năm trước đến 15/4 năm sau, đóng đập Thanh Liệt, không cho nước thải của Hà Nội xả ra sông Nhuệ . Khi muà mưa đến nước mưa đủ để pha loãng nước sông Nhuệ thì mới được xả nước thải qua đập Thanh Liệt. Đồng thời yêu cầu Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lí các cở sở xả nước thải không qua xử lí đạt tiêu chuẩn ra môi trường .

- Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ, Đáy xây dựng đề án tổng thể về bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, Đáy, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008.

- Phối hợp Hà Nội xây dựng chương trình thực hiện phòng chống, giám sát các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Nhuệ, Đáy.

Về phía tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường Tham mưu UBND tỉnh ban hành một số văn bản chỉ đạo:

+ Đề  án Bảo vệ môi trường tỉnh Hà nam giai đoạn 2006-2010.

+ Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 16/01/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định Bảo vệ Môi trường Tỉnh Hà Nam trong đó có quy định bảo vệ môi trường lưu vực sông.

+ Quyết định số: 842/QĐ-UBND, ngày 14/8/2006 về Giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các dự án xử lý các điểm bức xúc ô nhiễm môi trường năm 2007-2008.

+ Quyết định số: 1140/QĐ-UBND, ngày 16/9/2009 về Giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các dự án xử lý các điểm bức xúc ô nhiễm môi trường năm 2009-2011.

+ Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2010-2015 tại Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009của UBND tỉnh.

+ Xây dựng các dự án xử lý nước thải và rác thải: Xử lý rác thải sinh hoạt thành phố Phủ Lý, khu vực thị trấn Đồng Văn, Xử lý nước thải Khu công nghiệp Đồng Văn I, xử lý nước thải chợ Trấn; Xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn-Hà Nam; xử lý nước thải một số bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Kim Bảng, Bệnh viện Bình Lục. Đang triển khai một số dự án như: xử lý nước thải thị xã Phủ Lý, xử lý rác thải thị trấn Quế, xử lý nước thải xã Nhật Tân Kim Bảng...

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trường cho các cấp các ngành, các tổ chức và nhân dân.

- Thường xuyên đo quan trắc, kiểm soát chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy tại các điểm như: cống nhật Tựu - sông Nhuệ, ngã ba sông Nhuệ, Đáy, sông Châu, chợ Lương - sông Châu Giang, cầu Sắt - sông Sắt…, kịp thời cảnh báo ô nhiễm cho nhân dân và các tổ chức sử dụng nước biết trước để phòng ngừa, đối phó.

Tuy nhiên, do nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là từ phía Hà Nội, bên cạnh đó  một số cơ sở sản xuất kinh doanh, một số người dân sống tại các lưu vực các sông trên, ý thức về công tác bảo vệ môi trường không cao nên việc kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường buông lỏng. Mặt khác đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, Đáy, đã được Chính phủ ban hành, tuy nhiên kinh phí của các địa phương hạn chế, việc xây dựng các chương trình xử lý các điểm ô nhiễm bức xúc phải có thời gian để đáp ứng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong tỉnh cũng cần phải tích cực tham gia khắc phục ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông Đáy thì mới có kết quả.

Rất mong Bạn thường xuyên cộng tác với chúng tôi trong công tác bảo vệ môi trường, để môi trường tỉnh ta ngày một thêm xanh-sạch-đẹp./.

 

 

 

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Trần Minh Giang (55 tuổi )

- Địa chỉ:    Kim Bảng

- Email:     

Hỏi:   cho tôi hỏi thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đình làng thì phải làm như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất, tôi xin chân thành cảm ơn!

 

 

Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản quy định của Nhà nước và tỉnh Hà Nam. Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời nội dung câu hỏi của ông như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định 84/200/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định “Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với cộng đồng dân cư thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 135 và Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP”

Thủ tục hồ sơ nộp tại UBND cấp xã gồm có:

1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2. Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

3. Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

4. Ngoài ra ông cần nộp thêm Tờ khai sử dụng đất Theo Hướng dẫn số: 161/HD-STNMT ngày 19 tháng 4 năm 2006 của Sở Tài nguyên và Môi trường về Lập hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng hoạt động hợp pháp, đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Nếu còn vướng mắc ông có thể liên hệ với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bảng để được hướng dẫn cụ thể.

           

 

 

           

 

 

 

 

 

           

 

 

 

Họ tên:       Trần Vân (42 tuổi )

- Địa chỉ:    Duy Tiên

- Email:     

Hỏi:   Tôi có một mảnh đất đã được UBND huyện Duy Tiên  cấp GCN năm 2006, nhưng do bảo quản không tốt đã bị mối mọt ăn GCN đã được cấp. Vậy, cho hỏi tôi cần phải có những thủ tục gì để được cấp lại GCN. (Xin hướng dẫn cụ thể).

Tôi xin trân trọng cảm ơn ./.

 

 

Sở TNMT Hà Nam trả lời:

Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản quy định của Nhà nước. Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời nội dung câu hỏi của ông như sau:

Trình tự, thủ tục cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại điều 144 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (Hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường) gồm có:

Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu số Mẫu số 15/ĐK Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nếu còn vướng mắc ông có thể liên hệ với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên để được hướng dẫn cụ thể.