Phiên thứ nhất Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đang được diễn ra tại thành phố Punta Del Este, Uruguay. Phiên họp bắt đầu từ ngày 28/11/2022.
2.500 đại biểu đến từ gần 160 quốc gia, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan đã thảo luận chi tiết về việc hình thành một Thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa, trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đã diễn ra trên toàn hành tinh của chúng ta từ cách đây 30 năm. Tuy nhiên các chính sách được áp dụng riêng lẻ tại từng quốc gia không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Phiên họp diễn ra gần 10 tháng sau khi Kỳ họp thứ năm của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-5.2) thông qua Nghị quyết 5/14 có tiêu đề “Chấm dứt ô nhiễm nhựa: Hướng tới một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế” để phát triển một Thỏa thuận về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra từ năm 2022 với tham vọng đạt được đồng thuận vào cuối năm 2024.
Các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, khối tư nhân và các bên liên quan cùng tham gia thảo luận về việc đặt nền móng để thực hiện các tiếp cận vòng đời đối với ô nhiễm nhựa, được xem là góp phần đáng kể vào việc chấm dứt một trong ba cuộc khủng hoảng hành tinh gồm biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học và ô nhiễm rác thải nhựa”. Cách tiếp cận theo vòng đời xem xét tác động của tất cả các bên liên quan đối với sản phẩm từ khâu sản xuất, phân phối và thải bỏ hoặc thu gom nguyên liệu, đồng thời xem xét vai trò của tất cả các bên liên quan từ chính phủ, doanh nghiệp đến người tiêu dùng đối với sản phẩm làm từ nhựa.
Phiên họp diễn ra gần 10 tháng sau khi Kỳ họp thứ năm của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-5.2) thông qua Nghị quyết 5/14 có tiêu đề “Chấm dứt ô nhiễm nhựa: Hướng tới một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế” để phát triển một Thỏa thuận về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra từ năm 2022 với tham vọng đạt được đồng thuận vào cuối năm 2024.
Các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, khối tư nhân và các bên liên quan cùng tham gia thảo luận về việc đặt nền móng để thực hiện các tiếp cận vòng đời đối với ô nhiễm nhựa, được xem là góp phần đáng kể vào việc chấm dứt một trong ba cuộc khủng hoảng hành tinh gồm biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học và ô nhiễm rác thải nhựa”. Cách tiếp cận theo vòng đời xem xét tác động của tất cả các bên liên quan đối với sản phẩm từ khâu sản xuất, phân phối và thải bỏ hoặc thu gom nguyên liệu, đồng thời xem xét vai trò của tất cả các bên liên quan từ chính phủ, doanh nghiệp đến người tiêu dùng đối với sản phẩm làm từ nhựa.