Cụ thể, tại Hội thảo trên, nhiều ý kiến đồng tình kiến nghị tăng thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông khó phân hủy
Theo các đại biểu, hệ thống chính sách hỗ trợ tái sử dụng, tái chế chất thải rắn, trong đó có chất thải nhựa về cơ bản đã được xây dựng, bao gồm: chính sách phân loại chất thải rắn tại nguồn tạo nguồn nguyên liệu đầu vào; chính sách hỗ trợ sản xuất (ưu đãi mặt bằng, vay vốn, giảm thuế,...); chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (trợ giá và khuyến khích tiêu dùng sản phẩm tái chế)… Tuy nhiên, nó vẫn chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập, chưa thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải rắn một cách hiệu quả.
Các đại biểu kiến nghị cấp có thẩm quyền cần xây dựng cơ chế chính sách để tạo lập thị trường tiêu thụ các loại túi ni lông thân thiện môi trường. Cần tăng mức thuế bảo vệ môi trương đối với túi ni lông khó phân hủy. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện nền kinh tế tuần hoàn.
Ngoài ra, các cấp có liên quan cần ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thúc đẩy phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới.