Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định: Giảm ô nhiễm môi trường làng nghề - cần một cú hích

Email :
Với 1.350 làng có nghề và làng nghề, nhiều làng nghề ở Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài. Mới đây, Hà nội đô phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến 2030; được kỳ vọng tạo ra cú hích cho môi trường tại các làng nghề Hà Nội. Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định xung quanh nội dung trên.
Ô nhiễm chậm được khắc phục

- Ông đánh giá thế nào về tiềm năng và đóng góp của làng nghề Thủ đô?

- Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, số làng nghề truyền thống được TP Hà Nội công nhận là 297 làng. Hoạt động sản xuất của làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, chiếm hơn 64% lao động trong độ tuổi (tại các làng nghề) và chiếm 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Thu nhập bình quân lao động tại các làng nghề từ 4 đến 5 triệu đồng/ người/tháng. Nhiều làng nghề có do anh thu cao như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức), do anh thu đạt 2.085 tỷ đồng/năm; làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông) do anh thu 250 tỷ đồng/năm... 

- Cùng với sự phát triển của làng nghề là ô nhiễm môi trường gia tăng. Xin ông cho biết đánh giá về thực trạng ô nhiễm này?

- Làng nghề Hà Nội được phân chia thành 8 loại hình sản xuất chính, gồm: Chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; nhuộm; thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ, kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc; và một số loại hình khác. Trên thực tế, đa số các làng nghề ít đầu tư cho xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

Căn cứ theo số liệu quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên và môi trường (Cenma) tại 22 cụm và 43 làng nghề cùng kết quả nghiên cứu của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì không khí ở một số làng nghề có nồng độ bụi vượt 1,4 - 6,7 lần giới hạn cho phép. Qua điều tra, khảo sát, môi trường nước thải có COD, BOD, Nitrat, Amoni vượt giới hạn nhiều lần… Điều này đe dọa tới môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng, cũng như sự tồn tại, phát triển của các làng nghề.

- Thế nhưng, thực tế cho thấy những giải pháp khắc phục chưa đủ mạnh và tình trạng ô nhiễm vẫn chậm được cải thiện. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Đúng vậy, hoạt động sản xuất ở làng nghề phát sinh ô nhiễm ngày càng cao, tuy nhiên tại những khu vực này hầu hết không có công trình xử lý chất thải phù hợp. Đối với nước thải, khoảng 35,6% hộ gia đình không xử lý, 60% còn lại chỉ có hệ thống xử lý thô sơ. Một số công trình nghiên cứu thử nghiệm xử lý nước thải làng nghề đã được triển khai nhưng hiệu quả còn thấp và kém ổn định, các công trình xử lý nước thải tập trung của làng nghề hầu hết chưa được đầu tư. Bên cạnh đó, một số điểm đã đầu tư, nhưng chưa phát huy hiệu quả.

- Vậy theo ông, nguyên nhân nào khiến việc khắc phục ô nhiễm môi trường ở các địa phương chuyển biến chậm?

- Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường làng nghề là do mặt bằng chật hẹp, xưởng sản xuất chủ yếu được xây dựng tại gia đình, vừa sản xuất vừa làm nơi sinh hoạt nên các cơ sở không thể đầu tư, đổi mới công nghệ và thiết bị để mở rộng sản xuất. Vì lý do đó nên việc xử lý nước thải, chất thải tại làng nghề rất khó khăn. Một nguyên nhân nữa do hạ tầng kỹ thuật ở khu vực làng nghề còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường chưa nhiều. Các cơ sở sản xuất tại làng nghề đa phần thiếu vốn, chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường. 

- Được biết, Hà nội đô và đang triển khai một số dự án xử lý nước thải tại các xã Dương Liễu, Sơn Đồng, Vân Canh, huyện Hoài Đức. Xin ông cho biết hiệu quả bước đầu và lộ trình triển khai các dự án khác thời gian tới? 

- Trong 3 dự án trên, hiện Nhà máy Xử lý nước thải tại xã Dương Liễu (do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền đầu tư theo hình thức xã hội hóa) đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Nhà máy có công suất 20.000m3/ngày, đang thu gom và xử lý nước thải làng nghề cho 3 xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai. Chất lượng nước thải sau xử lý đã đạt quy chuẩn, bước đầu giải quyết được vấn đề nước thải cho 3 làng nghề. Hai dự án còn lại tại huyện Hoài Đức đang trong giai đoạn thi công. Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các sở, ngành và UBND huyện Hoài Đức xây dựng đơn giá xử lý nước thải làng nghề và lộ trình thu phí xử lý nước thải làng nghề đối với các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Đồng bộ nhiều giải pháp

- Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến 2020 và định hướng đến 2030 đã được UBND TP phê duyệt, trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện. Đến nay, Sở đã thực hiện Đề án này như thế nào, thưa ông?


- Chúng tôi chia ra thành các giai đoạn và chia nhỏ mục tiêu từng năm để thực hiện. Trong năm 2017-2018, chúng tôi sẽ xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề; đánh giá phân loại làng nghề; nghiên cứu tính khả thi và xây dựng các mô hình xã hội hóa xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Từ năm 2018 đến năm 2020, sẽ đầu tư xây dựng và vận hành các quy trình công nghệ xử lý môi trường làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm; làng nghề nhuộm, thuộc da; tiếp đến là ngành nghề chăn nuôi và giết mổ gia súc… 

- Vậy Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng nhóm giải pháp như thế nào để thực hiện được mục tiêu đặt rdiện tích sàn

- Theo kế hoạch triển khai Đề án, Sở đã xây dựng các nhóm giải pháp, trong đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phù hợp hơn; quản lý công nghệ, hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm vào sản xuất; tăng cường xử lý vi phạm đơn vị gây ô nhiễm môi trường; tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; di dời và chuyển đổi ngành nghề sản xuất có ô nhiễm môi trường cao…

Trước mắt là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích cộng đồng tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và khắc phục ô nhiễm, suy thoái về môi trường... Chúng tôi cũng khuyến khích các địa phương xây dựng các hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cụ thể hóa các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của thành phố, tiến tới triển khai thành quy định bắt buộc đối với các hộ, cơ sở sản xuất làng nghề.

- Ông có thể cho biết cụ thể việc chuyển các làng nghề vào các khu, cụm công nghiệp lộ trình như thế nào, ngành nào sẽ được ưu tiên thực hiện trước?


- Qua kết quả nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế, TP Hà Nội xác định 17 ngành nghề sản xuất công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường về không khí, nước thải, chất thải, tiếng ồn cần phải di dời ra khỏi nội thành, khu dân cư tập trung đông người. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt danh mục 17 lĩnh vực ngành nghề sản xuất công nghiệp đề nghị phải di dời ra khỏi khu vực đô thị theo đề nghị của UBND TP Hà Nội.

Việc di dời các làng nghề, theo kế hoạch sẽ tập trung trước mắt vào các nhóm nghề có nguy cơ ô nhiễm cao như: Tái chế giấy, tái chế nhựa, cơ kim khí, nhuộm, giết mổ… Các làng nghề gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư khi di chuyển vào cụm, điểm công nghiệp tùy từng trường hợp sẽ được hỗ trợ tài chính; tuy nhiên, chưa có chính sách ưu đãi thuế về đất đai, thuế thu nhập do anh nghiệp cho các cơ sở di dời đến địa điểm mới.

- Việc triển khai thực hiện Đề án này, nhóm giải pháp về tài chính được đưa ra như thế nào, thưa ông?

- Ước tính tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án trong giai đoạn 2017-2030 khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố 35%, nguồn kinh phí kêu gọi xã hội hóa và các nguồn vốn khác là 65%. Hà Nội sẽ triển khai có hiệu quả chính sách vay vốn ưu đãi để thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện môi trường, công nghệ sản xuất sạch hơn, các công nghệ tiên tiến, phù hợp để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Bên cạnh đó, UBND TP cũng đẩy mạnh công tác kêu gọi xã hội hóa đối với các dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề theo cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của thành phố. 

- Được biết, TP Hà nội đô giao Sở Tài nguyên và Môi trường lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề. Việc này sẽ được triển khai cụ thể ra sao, thưa ông?


- Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã đầu tư xây dựng được 10 trạm, trong đó có 2 trạm quan trắc cố định và 8 trạm quan trắc cảm biến. Hai trạm cố định đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thu thập thông số tại các cơ sở sản xuất, khu, cụm công nghiệp và đặt tại phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) thu thập các thông số về khí bụi. Trong thời gian tới, TP Hà Nội sẽ lắp đặt 70 trạm quan trắc môi trường tự động. Theo lộ trình, UBND TP Hà nội đô giao Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn bị cơ sở quản lý thông tin trên địa bàn thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chuyển các số liệu ô nhiễm về đây để Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, hướng dẫn. Người dân sử dụng điện thoại thông minh có thể truy cập, kiểm tra được mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí của Hà Nội.

- Trân trọng cảm ơn ông!
 
 
Nguyễn Mai (thực hiện)(Theo báo HNM)