Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường

Email :
đề án được Ban hành kèm theo Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
đề án được triển khai sẽ Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hội nhập và Phát triển bền vững của đất nước; với 05 mục tiêu cụ thể: (i) hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương theo hướng quản lý tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể và rõ ràng. (ii) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới, theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. (iii) Đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có cơ cấu hợp lý; sắp xếp, Bố trí lại số biên chế hiện có và bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, đặc thù của các cơ quan bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương. (iv) Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp huyện, xã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ môi trường, quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học và các yêu cầu khác đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. (v) Điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương được bổ sung, tăng cường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình mới.
 
Nhằm thực hiện các mục tiêu trdiện tích sànn, đề án đã phân tích, đề xuất thực hiện đồng bộ 05 nhiệm vụ và giải pháp, bao gồm: (i) nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan Trung ương và giữa Trung ương với địa phương.
(ii) nghiên cứu, bổ sung, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương.
(iii) đánh giá nhu cầu, cơ cấu công chức, Viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị quản lý Nhà nước và đơn vị sự nghiệp; cơ cấu sắp xếp lại dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn hóa công chức, Viên chức đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và phục vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
(iv) Điều tra, đánh giá, xác định đối tượng, nhu cầu, Xây dựng và thục hiện chương trinh đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học và các yêu cầu khác cho các cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương, tập trung vào cấp huyện, xã.
(v) Xây dựng và thực hiện các Dự án lắp đặt, cung cấp trang thiết bị, tin học hdiện tích sàna phục vụ công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở Bộ Tài Nguyên và môi trường và các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.
 
Về phân công trách nhiệm, Bộ Tài Nguyên và môi trường được giao chủ trì, điều phối, tổ chức thực hiện đề án; tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
 
Theo monre.gov.vn 18/8/2017