Tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững đất nước

Email :
Chương trình hành động của Bộ TNMT giai đoạn 2016 – 2020 đối với lĩnh vực môi trường tập trung vào mục tiêu kiểm soát, hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển căn bản trong công tác BVMT, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học; tăng cường năng lực tổ chức thực hiện trong chỉ đạo, điều hành công tác BVMT; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn này tập trung vào hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung, bám sát thực tế và theo kịp tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, diễn biến nhanh và mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật BVMT trong Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư kinh doanh. Tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về công cụ, biện pháp quản lý nhà nước, công cụ, biện pháp kiểm soát hoạt động xả thải của do anh nghiệp; tiêu chí sàng lọc các dự án đầu tư; cơ chế, chính sách về thuế, phí, giá dịch vụ về môi trường; quy định tỷ lệ vốn đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường trong dự án đầu tư; quy định công nhận hoạt động tái chế chất thải và có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động này phát triển. Triển khai nghiên cứu, đề xuất tái cấu trúc hệ thống pháp luật về môi trường cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới và hội nhập quốc tế.
Tổng kết, đánh giá thi hành Luật Đa dạng sinh học 2008 và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đa dạng sinh học. Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35/NỌ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT; Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường.
Phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện môi trường, tổ chức thực hiện nghiêm công tác hậu kiểm, không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thực hiện việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo Quyết định số 516/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về BVMT như đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT; thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; sớm đưa các chế tài hình sự về môi trường vào áp dụng.
Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013, triển khai, thực hiện Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013; tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung rà soát, khoanh vùng đối tượng chính, có tiềm ẩn gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường để áp dụng các biện pháp cụ thể, thường xuyên, liên tục bảo đảm các đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về BVMT. Tập trung kiểm soát việc xả thải của các dự án phát sinh lượng nước thải lớn ra môi trường; các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường như luyện thép, khai thác khoáng sản, hoá chất cơ bản, nhiệt điện, sản xuất bột giấy, dệt nhuộm, da giày; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đảm bảo việc tuân thủ quy định về BVMT đối với những dự án đã đi vào hoạt động, trước hết là các dự án có nguồn thải ra sông, ra biển. Xây dựng quy chế, tăng cường năng lực ứng phó sự cố môi trường.
Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Mê Công. Đẩy mạnh việc thực hiện Đồ án BVMT các lưu vực sông Câu, sông Nhuệ - Đáy, lưu vực hệ thống sông Đông Nai và phục hồi ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung hoàn thành các dự án khắc phục sự cố môi trường các tỉnh Miền Trung.
Rà soát quy hoạch, xây dựng các khu xử lý, chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại đáp ứng nhu cầu theo quy mô phát sinh các loại chất thải này tại các địa phương, các khu vực kinh tế trọng điểm, nơi có các dự án lớn. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lấp các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại; tăng cường tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải theo quy định Luật BVMT năm 2014. Đầu tư và có các chính sách thu hút đầu tư của khối tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động xử lý chất thải, cung cấp các dịch vụ BVMT; phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ BVMT.
Xây dựng và triển khai hệ thống trạm quan trắc môi trường tự động, môi trường không khí tại các đô thị lớn, nước mặt tại các lưu vực sông chính; xây dựng trung tâm xử lý chất thải nguy hại tại các vùng kinh tế trọng điểm, trước mắt ưu tiên triển khai tại khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Tập trung thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013. Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020 và định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014. Triển khai thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó tăng cường năng lực cho các cơ quan chuyên môn về đa dạng sinh học, kiểm dịch, đặc biệt ở cấp tỉnh.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm về BVMT: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho cộng đồng theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền. Tổ chức các ngày lễ kỷ niệm về BVMT như ngày môi trường thế giới, ngày quốc tế đa dạng sinh học, ngày quốc tế đất ngập nước. Tăng cường giám sát của Quốc hội về BVMT; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức quần chúng, cộng đồng và người dân trong công tác BVMT. Hình thành diễn đàn đối thoại thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với cộng đồng do anh nghiệp về trách nhiệm và nghĩa vụ BVMT. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định về BVMT.
Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường: Đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Về các chỉ tiêu môi trường: phấn đấu thực hiện theo Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 và Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020. Bao gồm: tỷ lệ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đạt 100%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 95%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%; tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 95%; tỷ lệ đô thị loại IV trở lên có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt 70%; tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt 95%; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy đạt 85%.
Theo monre.gov.vn 26/1/2017