Nguyễn Văn Hoan conganhoan@gmail.com

Email :
Nguyễn Văn Hoan This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Kính gửi Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Tôi là hộ kinh doanh cá thể ngành nghề kinh doanh sản xuất nước đá chưa nộp xin xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng đã quá 36 tháng khi Nghị định 18 có hiệu lực. Cơ sở của tôi đã bị kiểm tra và ra quyết định xử phạt, cơ sở đã nộp phạt và nộp bảo kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng phòng Tài nguyên Môi trường Huyện ra thông báo không đủ điều kiện theo khoản 2 điều 31 Nghị định 18. Vậy nay tôi phải làm thế nào đề nghị Sở hướng dẫn cho hộ kinh doanh của tôi thực hiện!
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Cơ sở không thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 22 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, cơ sở đã hết thời hạn lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản trình phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn số 2197/STNMT-CCBVMT ngày 23/3/2018 về việc Thông báo thời hạn hết hiệu lực của Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và việc dừng không tiếp nhận hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản sau ngày 01/4/2018.
Trong khi chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định hướng dẫn đối với các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hồ sơ môi trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có các biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn, theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Điều 68 Luật bảo vệ môi trường quy định: Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:
a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;
c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;
d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ.