Nguyễn Thị Hiền This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Kính gửi quý Sở TNMT! Theo như tôi đươc biết năm 2016 chính phủ có đưa ra Nghị định 14/2016 trong đó có nội dung về quan trắc môi trường lao động. Vậy quý sở cho tôi hỏi quan trắc môi trường lao động và quan trắc môi trường khác nhau như thế nào? Cơ sở sản xuất phải thực hiện hoạt động nào trong hai hoạt động trên? Tôi xin cảm ơn!
Trung tâm quan trắc TNMT HN trả lời:
- Theo luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014: “Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường”.
- Theo Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015: “Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp”.
- Theo Điều 18 Luật An toàn vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất một lần trong một năm đối với các yếu tố độc hại được Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe con người. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải thông báo công khai cho người lao động, cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014 và hướng dẫn tại Phụ lục 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, chủ đầu tư có trách nhiệm phải giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác trong giai đoạn hoạt động của dự án, cụ thể phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải sau xử lý với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.
- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014 và hướng dẫn tại Phụ lục 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, chủ đầu tư có trách nhiệm phải giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác trong giai đoạn hoạt động của dự án, cụ thể phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải sau xử lý với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.