Câu hỏi thường gặp

Nguyễn Thị Thu Hương nguyenngocson3712@gmail.com Tôi là Nguyễn Thị Thu Hương, sinh năm 1953, hiện đang sinh sống tại địa chỉ số 84 ngõ 100 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Căn nhà số 84 mà tôi đang sở hữu, sử dụng có nguồn gốc là nhà biệt thự mua của nhà nước và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10109155010 do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 17/2/2000 và được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BU 626667 do UBND quận Đống Đa cấp ngày 17/12/2014 cho tôi Nguyễn Thị Thu Hương. Trong khuôn viên nhà số 84 có 1 mảnh đất rộng 76.3m2 được sử dụng ổn định, lâu dài, không tranh chấp với ai từ khi mua căn nhà số 84 nêu trên. Mảnh đất này được vẽ kèm trong Giấy chứng nhận số 10109155010 cũng như Giấy chứng nhận số BU 626667 nêu trên tại mục sơ đồ thửa đất và ghi là đất “dân lấn” mà không ghi thông tin về diện tích, kích thước các cạnh. Mảnh đất “dân lấn: này đã được tôi sử dụng riêng, ổn định, lâu dài, liên tục, không có tranh chấp với ai; trên mảnh đất này đã xây dựng và đưa vào sử dụng ổn định, không tranh chấp 01 căn nhà bê tông 03 tầng và 01 căn nhà xây gạch 01 tầng. Thưa quý cơ quan, từ những thông tin mà tôi vừa nêu trên và các giấy tờ tôi gửi kèm theo công văn này, mong quy cơ quan trả lời cho tôi 2 vấn đề sau: 1. Phần đất “ dân lấn” ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BU 626667 của tôi hiện do đơn vị, cơ quan nào quản lý? 2. Tôi muốn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mang tên tôi cho mảnh đất “dân lấn” nêu trên thì tôi phải thực hiện những thủ tục gì và cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết?
- Kính gửi: Bà Nguyễn Thị Thu Hương  
1. Loại đất lấn chiếm: được quy định tại điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
2. Đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận đối với đất vi phạm được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Vậy, đề nghị bà Nguyễn Thị Thu Hương liên hệ với UBND phường Quang Trung để được giải quyết theo quy định.
Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội trả lời để Bà được biết.