Câu hỏi thường gặp

Ông Bùi Văn Tiến tien.ktst@gmail.com hỏi: Kính gửi quý Sở! Tôi là Chuyên viên làm tại phòng Kinh tế. Trong quá trình thẩm định hồ sơ liên quan đến dồn điền đổi thửa tại địa phương, tôi gặp một số vướng mắc chưa có văn bản nào quy định, rất mong quý Sở quan tâm trả lời giúp: - Theo Điều 3-Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012 của UBND thành phố Hà Nội, các địa phương thực hiện dồn điền, đổi thửa được “Hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo định mức quy định của Nhà nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách câp Thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.”. Nhưng chi phí xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông thủy lợi chưa hướng dẫn áp dụng theo định mức nào? - Kính mong Quý Sở quan tâm trả lời. Chân thành cảm ơn!

Phòng Đo đạc và Bản đồ - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời:

Ngày 23/4/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 1846/STNMT-ĐĐ&BĐ hướng dẫn thực hiện công tác đo đạc bản đồ phục vụ cấp GCNQSD đất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa; Tại Mục 2 của Văn bản trên đã nêu đầy đủ các căn cứ lập Thiết kế kỹ thuật dự toán.

Lưu ý áp dụng mức lương hiện hành tại thời điểm lập dự toán theo quy định.

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 
   

 


Số : 1846 /STNMT-ĐĐ&BĐ

      V/v hướng dẫn thực hiện công tác đo đạc bản đồ phục vụ cấp GCNQSD đất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

 
   

 


     Hà Nội, ngày 23/4/2014

                        Kính gửi: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

 

  Thực hiện Chương trình 02-CT/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 của HĐND thành phố về thí điểm một số chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016; Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định thí điểm một số chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016 và Quyết đinh số 10/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 16/2012/QĐ-UBND. Việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn hiện nay tại một số địa phương thuộc phạm vi điều chỉnh của các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016. Tại Điều 4 Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố có nêu “Hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa …”. Trình tự các bước triển khai thực hiện được áp dụng theo Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 16/2012/QĐ-UBND. Theo đó UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm lập dự toán kinh phí, trình UBND huyện phê duyệt trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

  Để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống Hồ sơ địa chính trên địa bàn toàn Thành phố, tiết kiệm chi phí, tránh trùng lập, kế thừa tối đa tài liệu bản đồ đã có, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các xã, thị trấn khi thực hiện công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cần thực hiện đúng các nội dung sau:

1. Đảm bảo nguyên tắc:

- Các khu vực đất nông nghiệp đã được đo đạc bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008 và tập ký hiệu bản đồ địa chính 1999 thì sử dụng bản đồ đã có để chỉnh lý và lập hồ sơ (không đo mới); tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí.

- Sản phẩm giao nộp: Bản đồ và Hồ sơ địa chính file số và bản giấy được lập trên phần mềm do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành đảm bảo đúng quy định hiện hành về mẫu hồ sơ địa chính tại thời điểm lập hồ sơ, để tương thích với cơ sở dữ liệu địa chính của Dự án VLAP (Đối với địa phương thực hiện dự án VLAP) và Dự án tổng thể đang được thiết kế triển khai.

- Lập và phê duyệt dự toán theo trình tự quy định tại Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 16/2012/QĐ-UBND.

 2. Yêu cầu và căn cứ lập thiết kế kỹ thuật - dự toán kinh phí:

 - Yêu cầu về thiết kế kỹ thuật phần đo đạc thành lập bản đồ:

 + Bản đồ được thành lập theo hệ tọa độ Nhà nước VN2000 ở múi chiếu 30, kinh tuyến trục 1050 00’00’’, được biên tập có khuôn khổ giấy thực vẽ 70cm x 70cm cho toàn bộ khu vực đất nông nghiệp.

 + Các yếu tố địa chính phải biểu hiện đúng, đủ, rõ ràng và chính xác theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008 và tập ký hiệu bản đồ địa chính 1999;

 + Máy móc thiết bị đo đạc phải được kiểm nghiệm chất lượng trước khi thi công công trình;

 + Thi công công trình phải tuân thủ đúng quy trình quy phạm, thực hiện thống nhất theo thiết kế kỹ thuật - dự toán. Nếu có sự thay đổi về thiết kế thì đơn vị thi công phải báo cáo và được chủ đầu tư cho phép mới được thi công theo sự thay đổi đó.

 - Yêu cầu kỹ thuật về lập hồ sơ địa chính: Việc lập hồ sơ địa chính thực hiện theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 - Căn cứ lập dự toán kinh phí:

 + Căn cứ Thông tư số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;

 + Mức khó khăn về đo vẽ bản đồ được áp dụng để tính toán trong chi phí được căn cứ vào điều kiện thực tế và Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa hầu hết mức khó khăn được áp dụng trong tính toán ở mức khó khăn 1 và khó khăn 2: “đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 10 đến 25 thửa trên 1 ha”).

 + Căn cứ Bộ đơn giá sản phẩm đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Hà Nội, được ban hành theo Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội (Bộ đơn giá đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phát cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc các quận, huyện trên địa bàn Thành phố).

+ Thiết kế kỹ thuật và dự toán do Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã thẩm định, trình UBND các huyện, thị xã phê duyệt.

 Sở Tài nguyên và Môi trường gửi kèm theo bản hướng dẫn đề cương thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc, chỉnh lý hoàn thiện bản đồ, lập hồ sơ địa chính cấp GCNQSD đất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa; đề nghị UBND các huyện, thị xã căn cứ nội dung nêu trên để chỉ đạo việc lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc, chỉnh lý hoàn thiện bản đồ, lập hồ sơ địa chính cấp GCNQSD đất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa.

 Trong quá trình thực hiện có vướng mắc đề nghị liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời tháo gỡ./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- BCĐ Chương trình 02;

- PBT TTTU Nguyễn Công Soái; 

- UBND TP;                                     (để báo cáo);

- PCT Vũ Hồng Khanh;      

- PCT Trần Xuân Việt;

- Giám đốc sở;

- PTN&MT các huyện, TX;

- Phòng ĐKTK, PC,ĐĐ&BĐ;

- Lưu: VT.

K.T GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

Đã ký

 

Nguyễn văn Hùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ CƯƠNG THIẾT KẾ KỸ THUẬT - DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ PHỤC VỤ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA

(Kèm theo CV số              /STNMT-ĐĐ&BĐ)

 

PHẦN I: CƠ SỞ ĐẦU TƯ CỦA THIẾT KẾ KỸ THUẬT - DỰ TOÁN   

I. KHÁI QUÁT CHUNG

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

PHẦN II: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ KHU ĐO        

I. TÌNH HÌNH TƯ LIỆU TRẮC ĐỊA VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CỦA KHU ĐO        

1.1. Điểm trắc địa cấp cao của Nhà nước

1.2. Tư liệu bản đồ địa hình

1.3. Tư liệu bản đồ địa giới hành chính, bản đồ địa chính.    

1.3.1. Bản đồ địa giới hành chính      

1.3.2. Bản đồ địa chính          

1.4. Đánh giá sử dụng:           

1.5. Tình hình quản lý, sử dụng đất khu đo

II. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT KHU ĐO     

III. NHIỆM VỤ CỤ CỦA THIẾT KẾ KỸ THUẬT – DỰ TOÁN 

1. Khối lượng điểm lưới khống chế tọa độ, độ cao địa chính:

2. Khối lượng: diện tích cần đo đac, chỉnh lý để lập bản đồ:

3. Khối lượng: hồ sơ địa chính, đăng ký cấp GCNQSD đất:

PHẦN III: THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐO ĐẠC, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH       

I. QUY ĐỊNH CHUNG       

II. THIẾT KẾ KỸ THUẬT   

2.1. Lưới khống chế tọa dộ, độ cao địa chính:          

2.1.1. Nguyên tắc:      

2.1.2. Thiết kế cụ thể:

2.1.3. Mốc địa chính  

2.1.4. Đo và xử lý số liệu tính toán bình sai. 

2.1.5. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm lưới địa chính.

2.1.6. Thành quả giao nộp      

2.2. Lưới khống chế đo vẽ     

2.2.1. Bằng phương pháp đường chuyền sử dụng máy đo toàn đạc điện tử:

2.2.2. Phương pháp ứng dụng công nghệ GPS         

2.3. Đo vẽ nội dung bản đồ địa chính

2.3.1. Chọn tỷ lệ bản đồ.        

2.3.2. Cơ sở toán học và phân mảnh bản đồ. 

2.3.3. Nội dung bản đồ, nguyên tắc biểu thị nội dung bản đồ.          

2.3.4. Thành lập bản đồ địa chính.     

2.3.5. Độ chính xác của bản đồ.         

2.3.6. Tiếp biên bản đồ.          

2.3.7. Đóng gói giao nộp sản phẩm.  

PHẦN IV: ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT,

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT KHU ĐO    

1.1. Công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất khu đo.       

1.2. Hiện trạng về tình hình sử dụng đất trong khu đo:         

1.3. Tình hình chấp hành Pháp luật về đất đai.          

1.4. Hiện trạng công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ đến nay.

II. NỘI DUNG VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYÊN MÔN CHO CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP VÀ ĐỔI GCNQSDĐ

2.1. Sản phẩm của công tác đăng ký, lập HSĐC và cấp, cấp đổi GCNQSDĐ, 

2.2. Quy định về cấp GCN QSD đất,            

2.2.1. Cấp giấy chứng nhận lần đầu.  

2.2.2. Đăng ký biến động sau khi cấp giấy chứng nhận.       

2.3. Quy định về cấp GCN QSD đất.

2.3.1. Cấp giấy chứng nhận lần đầu   

2.3.2. Đăng ký biến động sau khi cấp giấy chứng nhận        

III. GIẢI PHÁP VỀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH.    

3.1. Lập hồ sơ địa chính:        

3.2. Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ địa chính:     

3.3. Nhân sao hồ sơ địa chính:           

3.4. Phê duyệt hồ sơ đăng ký đất đai, đơn xin cấp GCNQSD đất    

3.5. Tổ chức thực hiện           

PHẦN V: DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI CÔNG        

I. DỰ TOÁN KINH PHÍ      

 1.1.Cơ sở pháp lý      

 1.2. Phân loại khó khăn         

 1.3. Dự toán kinh phí đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính và các chi phí khác:          

 1.4. Dự toán kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

 II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI CÔNG     

 III. TRANG THIẾT BỊ DÙNG TRONG THI CÔNG       

 IV. KẾ HOẠCH KINH PHÍ           

 V. AN TOÀN LAO ĐỘNG

 5.1. Đối với người lao động: 

 5.2. Đối với máy móc, trang thiết bị sử dụng trong thi công:

 

 THUYẾT MINH SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM ĐỊA CHÍNH