Kiến nghị sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật để đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

20/01/2022
Xem cỡ chữ - + Đọc bài viết

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2020.

Theo dự thảo Quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2020-2025, trong lĩnh vực tài nguyên nước, dự kiến sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật sau để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh này.

Thủ tục hành chính cấp Trung ương

Về thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên, dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36, sửa đổi Điều 29, sửa đổi khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP;

Về thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên, dự kiến sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36, sửa đổi Điều 29, bỏ điểm c khoản 2 Điều 30, sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 36 và sửa đổi điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP;

 Về thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên dự kiến sửa đổi Điều 29, sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP;

Về thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên, theo đó, dự kiến sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36, sửa đổi Điều 29, bỏ điểm d khoản 2 Điều 31, sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và sửa đổi điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP;

Về thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2m3/giây trở lên; phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên; cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000m3/ngày đêm trở lên; Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000m3/ ngày đêm trở lên, dự kiến sẽ sửa đổi, khoản 1 Điều 36, sửa đổi Điều 29, sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 35 và sửa đổi điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.

Về thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 30.000m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác, dự kiến sẽ sửa đổi Điều 29, bỏ điểm d khoản 2 Điều 33, sửa đổi khoản 1, khoản 4 Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.

Về thủ tục cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn, dự kiến sẽ sửa đổi Điều 12, sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 13, sửa đổi khoản 2 Điều 13 và sửa đổi Điều 13 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

Về thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn, dự kiến sẽ sửa đổi Điều 12, sửa đổi điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 13, bỏ điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT.

Về thủ tục cấp lại giấy phép tài nguyên nước, dự kiến sẽ sửa đổi Điều 29 và sửa khoản 1, khoản 4 Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.

Theo đó, các thủ tục nêu trên sẽ được sửa đổi theo hướng bổ sung về cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo dịch vụ công trực tuyến; sửa đổi cơ quan tiếp nhận; giảm số lượng hồ sơ nộp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Riêng thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn sẽ sửa đổi bổ sung cách thức nộp hồ sơ và cơ quan tiếp nhận tại Điều 12 và khoản 2 Điều 13 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT.

Về thủ tục hành chính cấp tỉnh

Các thủ tục hành chính: Cấp/gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm; gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm; Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm; Cấp/gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000m3/ngày đêm; Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000m3/ ngày đêm; Cấp/ gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác; Cấp lại giấy phép tài nguyên nước, dự kiến sẽ sửa đổi Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 35, Điều 36  Nghị định số 201/2013/NĐ-CP. Theo đó, các thủ tục nêu trên sẽ được sửa đổi theo hướng bổ sung về cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo dịch vụ công trực tuyến; sửa đổi cơ quan tiếp nhận; giảm số lượng hồ sơ nộp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Về thủ tục cấp/gia hạn/cấp lại/ điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ, dự kiến sẽ sửa đổi một số điều của Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT. Theo đó, các thủ tục nêu trên sẽ được sửa đổi theo hướng bổ sung về cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo dịch vụ công trực tuyến; sửa đổi cơ quan tiếp nhận, bỏ một số thành phần hồ sơ, bổ sung hình thức nộp hồ sơ trên môi trường điện tử.

Về thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi, dự kiến sẽ sửa đổi Điều 12 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP. Theo đó, bổ sung quy định tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận, thời gian giải quyết thủ tục hành chính.