Nguyên nhân và những vấn đề phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật tài nguyên nước

30/12/2021
Xem cỡ chữ - + Đọc bài viết

Bên cạnh những tồn tại, bất cập của Luật Tài nguyên nước năm 2012, thì trong vòng 10 năm trở lại đây việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước còn tồn tại một số thách thức và những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
 

Phát triển KT-XH với quy mô dân số nhanh (gần 100 triệu người) kéo theo nhu cầu sử dụng nước lớn; mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực trên lưu vực sông ngày càng lớn, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng

Theo thống kê, bình quân trong vòng 50 năm qua, nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất đã tăng gấp 3 lần do sự gia tăng dân số, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa. Tăng trưởng kinh tế, thay đổi mô hình tiêu dùng và áp lực gia tăng dân số sẽ tiếp tục làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước. Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng sẽ tiếp tục tăng. Trong vòng 25 năm tới, nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của dân cư ở các khu đô thị dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với khả năng đáp ứng của hệ thống hiện tại. Theo tính toán, dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), tổng nhu cầu nước mùa khô vào năm 2030 sẽ tăng 32% so với hiện tại (theo kịch bản thông thường), gây áp lực, căng thẳng nguồn nước cho 11/16 lưu vực sông tại Việt Nam.

Nhu cầu nước của các ngành gia tăng, trong điều kiện nguồn nước chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do tác động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn và biến đổi khí hậu, khiến mâu thuẫn khai thác, sử dụng nước của các ngành càng căng thẳng. Mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng đã và đang xảy ra giữa các địa phương trong lưu vực, trong cả mùa mưa cũng như mùa khô, đang là một trong những vấn đề và thách thức nổi cộm của nhiều lưu vực sông (LVS), không chỉ với những LVS đang chịu áp lực căng thẳng về nguồn nước như LVS Hồng - Thái Bình, Đồng Nai, Srê pốk mà còn cả với những LVS nằm ngoài nhóm bị áp lực căng thẳng nguồn nước như LVS Vu Gia - Thu Bồn, Cửu Long.

Nhu cầu nước của các ngành gia tăng, trong điều kiện nguồn nước chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do tác động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn và biến đổi khí hậu, khiến mâu thuẫn khai thác, sử dụng nước của các ngành càng căng thẳng. Mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng đã và đang xảy ra giữa các địa phương trong lưu vực, trong cả mùa mưa cũng như mùa khô, đang là một trong những vấn đề và thách thức nổi cộm của nhiều lưu vực sông (LVS), không chỉ với những LVS đang chịu áp lực căng thẳng về nguồn nước như LVS Hồng - Thái Bình, Đồng Nai, Srê pốk mà còn cả với những LVS nằm ngoài nhóm bị áp lực căng thẳng nguồn nước như LVS Vu Gia - Thu Bồn, Cửu Long.

Hầu hết các đoạn sông chảy qua khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp, các làng nghề đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa kiệt, khi lượng nước chảy vào các con sông giảm. Bên cạnh đó, còn tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật về tài nguyên nước và môi trường, đã làm cho tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm không ngừng gia tăng về cả mức độ lẫn quy mô. WB đánh giá ô nhiễm chất lượng nước có thể làm giảm 4,3% GDP mỗi năm, nếu Việt Nam không áp dụng các giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề xử lý nước thải thì GDP của Việt Nam sẽ giảm 2,5% vào năm 2035, nếu giải quyết triệt để thì GDP sẽ tăng 2,3%.

Nguồn lực đầu tư cho phát triển ngành nước còn hạn chế, chủ yếu từ ngân sách nhà nước, thiếu cơ chế chính sách thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân

Đầu tư và tài chính ngành nước thời gian qua tuy được quan tâm nhưng vẫn đang thiếu so với nhu cầu; việc phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước và bố trí nguồn lực còn chưa tương xứng và mất cân đối giữa các ngành. Đặc biệt, đầu tư kinh phí cho các hoạt động điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước, các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu để phục vụ công tác quản lý cũng như để triển khai, thực thi các quy định của pháp Luật Tài nguyên nước.

Tài chính cho nước còn hạn chế, hiện mới chỉ thu được từ thuế tài nguyên, cấp quyền khai thác, phí thẩm định cấp phép tài nguyên nước; giá nước chưa được tính đúng tính đủ; chưa thu hút được đầu tư của khu vực tư nhân cho lĩnh vực này; việc sử dụng nước còn chưa tiết kiệm. Thực tế, nguồn thu từ các danh mục thu nêu trên chỉ đạt gần 10 nghìn tỷ đồng/năm, gồm thuế tài nguyên khoảng 8,5 nghìn tỷ đồng/năm, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/năm, tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ đóng góp GRDP tỉnh từ nguồn này khá tốt, chiếm gần 6% ở Lai Châu, gần 3% ở Kon Tum và Sơn La; tiền thu từ dịch vụ cung cấp nước còn thấp, giá nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp thấp hơn giá thành, nhà nước và doanh nghiệp đang phải bù lỗ. Giá nước sinh hoạt nông thôn hiện nay là rất rẻ, dao động khoảng từ 5.000-6.000 đồng/m3 , chỉ bằng ½ giá thành. Đặc biệt, tình trạng chưa thu giá nước cho nông nghiệp, coi nước là “của trời cho” gây thất thoát, lãng phí lớn, sử dụng nước không tiết kiệm, thiếu hiệu quả, làm triệt tiêu nội lực, thiếu động lực phát triển và không xã hội hóa được việc cấp nước cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhân lực, kinh nghiệm cán bộ và cơ sở vật chất của lĩnh vực tài nguyên nước cũng như các địa phương còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.

Tài chính cho nước còn hạn chế, hiện mới chỉ thu được từ thuế tài nguyên, cấp quyền khai thác, phí thẩm định cấp phép tài nguyên nước; giá nước chưa được tính đúng tính đủ; chưa thu hút được đầu tư của khu vực tư nhân cho lĩnh vực này; việc sử dụng nước còn chưa tiết kiệm. Thực tế, nguồn thu từ các danh mục thu nêu trên chỉ đạt gần 10 nghìn tỷ đồng/năm, gồm thuế tài nguyên khoảng 8,5 nghìn tỷ đồng/năm, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/năm, tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ đóng góp GRDP tỉnh từ nguồn này khá tốt, chiếm gần 6% ở Lai Châu, gần 3% ở Kon Tum và Sơn La; tiền thu từ dịch vụ cung cấp nước còn thấp, giá nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp thấp hơn giá thành, nhà nước và doanh nghiệp đang phải bù lỗ. Giá nước sinh hoạt nông thôn hiện nay là rất rẻ, dao động khoảng từ 5.000-6.000 đồng/m3 , chỉ bằng ½ giá thành. Đặc biệt, tình trạng chưa thu giá nước cho nông nghiệp, coi nước là “của trời cho” gây thất thoát, lãng phí lớn, sử dụng nước không tiết kiệm, thiếu hiệu quả, làm triệt tiêu nội lực, thiếu động lực phát triển và không xã hội hóa được việc cấp nước cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhân lực, kinh nghiệm cán bộ và cơ sở vật chất của lĩnh vực tài nguyên nước cũng như các địa phương còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.

Hiệu quả khai thác sử dụng nước trong các ngành còn thấp

Tỷ lệ thất thoát nước cho cấp nước đô thị và nông thôn còn ở mức cao (khoảng 25%), công suất khai thác nước thực tế còn thấp hơn rất nhiều so với năng lực thiết kế nhất là đối với các hệ thống công trình thủy lợi cấp nước cho nông nghiệp (chỉ ở mức từ 50%-90% tùy theo từng khu vực và tùy hệ thống).

Hiện nay, mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 81 tỷ m3 nước, trong đó, nước mặt khoảng 77,2 tỷ m3 (chiếm 95,3% tổng lượng nước khai thác, sử dụng trên cả nước cấp cho các ngành dùng nước) và nước dưới đất chỉ khoảng 3,83 tỷ m3 /năm (chiếm 4,7% tổng lượng nước khai thác, sử dụng). Hiệu quả sử dụng nước còn thấp và lãng phí, đặc biệt là sử dụng nước cho nông nghiệp và tại các đô thị. Mặc dù, GDP đầu người tăng nhanh, đạt trên 2.500 USD năm 2018 (tăng 2,5 lần so với năm 2002) nhưng giá trị sử dụng nước còn thấp, chỉ tạo ra 2,37 đôla/m3 nước, bằng khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD, thấp hơn Philippin 2,58 USD.

Rừng đầu nguồn suy giảm và công tác bảo vệ nguồn sinh thuỷ chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức

Rừng đầu nguồn bị suy giảm, tình trạng phá rừng ở Việt Nam đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông. Rừng là nguồn sinh thủy, giữ đất, phòng chống sạt lở, điều tiết nguồn nước, tùy thuộc từng loại rừng, mức độ lưu giữ nước trung bình khoảng từ 20% - 30% tổng lượng mưa, trong đó rừng tự nhiên có khả năng giữ nước cao hơn rừng trồng, đất trống và những thảm thực vật nông nghiệp từ 20% - 60%. Mất rừng làm mất khả năng làm chậm dòng chảy, tăng xói mòn lớp đất bề mặt, tăng bồi lắng, làm giảm dung tích hữu ích các hồ chứa, tăng nguy cơ lũ lụt, đồng thời làm giảm lượng trữ nước ngầm cho mùa kiệt làm tăng nguy cơ hạn hán trên lưu vực sông. Trong 3 năm 2016-2018, diện tích rừng bị mất trung bình 2.430 ha/năm, giảm 10% so với giai đoạn 2011-2015, ước tính giai đoạn 2016-2020 giảm khoảng 30% so với giai đoạn 2011-2015.

Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước còn chưa được tính đúng, tính đủ giá trị của tài nguyên nước. Chính sách liên quan đến phân bổ nguồn thu từ khai thác sử dụng nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn trong bảo vệ, phát triển rừng, vùng sinh thủy còn chưa được chú trọng. Ví dụ như, Bắc Kạn, Tuyên Quang là địa phương ở thượng nguồn hệ thống sông Hồng, đứng đầu cả nước về mật độ che phủ rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, nguồn sinh thủy, tuy nhiên nguồn thu từ nước lại rất thấp, kinh phí hỗ trợ trồng và bảo vệ rừng không được phân bổ, điều tiết lại từ các địa phương hưởng lợi ở hạ lưu.

Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân ở một số địa phương về chấp hành pháp Luật Tài nguyên nước hạn chế

Thực tế cho thấy, nhiều cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự nhận thức một cách đầy đủ, sâu rộng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên nước đối với đời sống, sức khỏe của nhân dân và tầm quan trọng của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Còn tư tưởng nước là tài nguyên thiên nhiên vô hạn, của trời cho, chỉ ưu tiên đầu tư cho phát triển, tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đến công tác bảo vệ tài nguyên nước.

Nhận thức về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả của các cấp, các ngành và tổ chức, cộng đồng còn thấp dẫn tới việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở nước ta còn lãng phí và chưa đạt hiệu quả cả về mặt kinh tế và bảo vệ tài nguyên. Một số chính quyền địa phương chưa chú trọng đúng mức công tác tổ chức tập huấn và tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân và nhân dân việc tuân thủ pháp luật về tài nguyên nước.

Công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước chưa được thường xuyên. Chưa có tổ chức thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước, lực lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn còn hạn chế nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa được sâu sát và hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Tổ chức bộ máy còn chưa phù hợp, tương xứng; chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thấp

Công tác quản lý tài nguyên nước được phân cấp tương đối mạnh cho địa phương, tuy nhiên năng lực quản lý tài nguyên nước ở các cấp được phân quyền còn khá yếu. Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương còn nhiều bất cập, cho đến nay hầu hết tổ chức bộ máy quản lý tài nguyên nước ở cấp tỉnh cũng như cấp huyện chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện các nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Thiếu cán bộ và thiếu cán bộ có chuyên môn về tài nguyên nước là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở cấp Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã, thành phố của hầu hết các tỉnh không có cán bộ chuyên môn về tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, vấn đề lớn nhất là các tổ chức lưu vực sông hiện tại không có đầy đủ thẩm quyền vì không phải đơn vị quản lý nhà nước. Do lịch sử để lại, có chồng chéo về nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các tổ chức lưu vực sông. Ngoài ra các tổ chức này cũng thiếu các nguồn lực tài chính và vật chất để thực sự lập quy hoạch hoặc để đảm bảo các quy hoạch được thực hiện. Đội ngũ cán bộ viên chức là kiêm nhiệm từ các cơ quan khác nhau. Một đánh giá đã kết luận: “các tổ chức này không phải là các thực thể độc lập dưới hình thức như các mô hình được quốc tế đề xướng, và không có chức năng quản lý nhà nước để đưa ra và thực hiện các quy hoạch lưu vực hay giải quyết các xung đột trên lưu vực.” Ngoài ra, còn thiếu đại diện của các bên liên quan như, cộng đồng địa phương, tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ quan nghiên cứu trong các tổ chức này. Nhìn chung, các tổ chức này thiếu sức mạnh, nguồn lực và đặc điểm để lập quy hoạch và quản lý tổng hợp lưu vực sông và có ít ảnh hưởng trong việc thúc đẩy cách tiếp cận tổng hợp cho quản lý tài nguyên nước.

 
Cổng TTĐT