Diễn đàn do anh nghiệp Việt Nam: Cơ hội chuyển giao công nghệ phát thải thấp

13/01/2016
Xem cỡ chữ - + Đọc bài viết

Để tạo điều kiện cho do anh nghiệp Việt Nam tham gia tiếp cận các cơ hội chuyển giao công nghệ phát thải thấp hiện nay, sáng ngày 12/1, tại Hà Nội, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTV &BĐKH) phối hợp với Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu Nhật Bản (IGES) tổ chức Diễn đàn do anh nghiệp Việt Nam: Cơ hội chuyển giao công nghệ phát thải thấp. Tham dự Diễn đàn có đại biểu đến từ các cơ quan Bộ, ngành của Việt Nam; đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các do anh nghiệp Việt Nam.
Diễn đàn nhằm cung cấp các thông tin liên quan về kế hoạch hành động của Việt Nam nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu theo thỏa thuận đã ký kết tại Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). Thông qua đó giới thiệu đến các do anh nghiệp Việt Nam đặc biệt là khu vực tư nhân các mô hình, cơ chế hợp tác nhằm giảm phát thải khí nhà kính như: cơ chế tín chỉ chung (JCM); các kênh tài chính hỗ trợ thực hiện các dự án JCM; các mô hình JCM đã thành công tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới…
Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, ông Phạm Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục KTTV&BĐKH cho biết, Hội nghị lần thứ 21 của các Bên tham gia Công ước khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris, CH Pháp vào tháng 12 năm 2015 đã thông qua Thỏa thuận Paris. Lần đầu tiên trong lịch sử, 197 Bên nước tham gia Công ước khí hậu cùng khẳng định quyết tâm cắt giảm phát thải khí nhà kính để giữ mức tăng nhiệt độ thấp hơn 2oC và hướng tới mức tăng nhiệt độ 1,5oC so với giai đoạn tiền công nghiệp. Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu, song với quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã hoàn thành báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) trong vòng 1 năm để kịp thời đệ trình lên Ban thư ký Công ước vào tháng 9 năm 2015. Qua đó, Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng khí thải nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) vào năm 2030 thông qua nguồn lực quốc gia. Mức đóng góp sẽ được tăng lên 25% khi có hỗ trợ của quốc tế.
Việc cắt giảm phát thải khí nhà kính vừa đặt ra những thách thức, đồng thời cũng mang đến các cơ hội cho Việt Nam. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cần được tiếp tục đầu tư vào các ngành công nghiệp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế-xã hội, và thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Việc cắt giảm phát thải khí nhà kính sẽ làm giảm đi chi phí đầu tư cho phát triển kinh tế và xã hội, gây ra những thách thức không nhỏ cho an ninh kinh tế, xã hội quốc gia. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi phương thức sản xuất truyền thống gây phát thải cao, tiêu hao năng lượng, tài nguyên thiên nhiên để hướng tới một nền kinh tế các-bon thấp và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phát thải thấp trong phát triển sản xuất. Bên cạnh các chính sách khuyến khích, đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ của quốc gia, cần phải tận dụng các cơ hội hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ các cơ chế chuyển giao công nghệ song phương và đa phương như Cơ chế Tín chỉ chung (JCM) hay Mạng lưới và Trung tâm Công nghệ Khí hậu (CTCN)…
Song song với sự quản lý của Nhà nước, các tầng lớp xã hội phải chủ động tham gia triển khai các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ. Đặc biệt, khu vực do anh nghiệp và các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học - công nghệ chính là lực lượng nòng cốt để thực hiện các hoạt động chuyển giao vào ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các hoạt động sản xuất, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nhẹ phát thải trong INDC Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế các-bon thấp, bền vững.
Thông qua Diễn đàn, ông Phạm Văn Tấn cũng mong muốn các đại biểu tham dự tích cực trao đổi để nắm bắt các thông tin cần thiết trong việc tiếp cận với các cơ chế hỗ trợ tài chính và kỹ thuật nhằm chuyển giao công nghệ phát thải thấp; chia sẻ kinh nghiệm thực hiện, thông tin về các dự án đã và đang triển khai, đồng thời đề xuất các dự án tiềm năng có thể thực hiện được trong tương lai gần;  cùng nhau giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong việc triển khai các cơ chế để tiến tới hoàn thiện cơ chế, tạo điều kiện cho do anh nghiệp tham gia cơ chế một cách thuận lợi.
Tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận các nhóm vấn đề: (1) Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam và phương hướng thực hiện; (2) Cơ chế Công nghệ trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; (3) Đề xuất mạng lưới và Trung tâm công nghệ khí hậu (CTCN): Giảm thiểu và tận dụng chất thải nông nghiệp cho nền sản xuất cacbon thấp trong ngành lúa gạo Việt Nam; (4) Cập nhật thông tin về Cơ chế Tín chỉ chung (JCM) và các kênh tài chính hỗ trợ thực hiện dự án JCM; (5) Thúc đẩy bệnh viện xanh thông qua nâng cao hiệu quả năng lượng/cải thiện môi trường trong bệnh viện quốc gia Việt Nam.
CTTĐT,( 12/01/2016, http://monre.gov.vn/)